Thuốc SP Glimepiride là gì?
Thuốc SP Glimepiride là thuốc ETC dùng để điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) ở người lớn khi không kiểm soát được đường huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân. Có thể dùng phối hợp với metformin, glitazon hoặc insulin.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên SP Glimepiride.
Dạng trình bày
Thuốc SP Glimepiride được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc SP Glimepiride này được đóng gói ở dạng: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Phân loại thuốc
Thuốc SP Glimepiride là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc SP Glimepiride có số đăng ký: VD-21762-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc SP Glimepiride có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc SP Glimepiride được sản xuất ở: Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo
Số 13, đường 9A, KCN. Biên Hoà II, TP. Biên Hoà, Đồng Nai Việt Nam.Thành phần của thuốc SP Glimepiride
Mỗi viên nén chứa:
Hoạt chất: Glimepirid…………..2mg
Tá dược: Flowlac 100, cellulose vi tinh thể PH 102, povidon K30, natri starch, glycolat, natri lauryl sulfat, magnesi stearat, sắt oxid vàng, màu xanh FD&C số 2.
Công dụng của thuốc SP Glimepiride trong việc điều trị bệnh
Thuốc SP Glimepiride là thuốc ETC dùng để điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) ở người lớn khi không kiểm soát được đường huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân. Có thể dùng phối hợp với metformin, glitazon hoặc insulin.
Hướng dẫn sử dụng thuốc SP Glimepiride
Cách sử dụng
Thuốc SP Glimepiride được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Liều phụ thuộc vào mức đường huyết và mức đáp ứng của người bệnh:
- Liều khởi đầu khuyến cáo là 1mg/ngày.
- Nếu không kiểm soát được đường huyết thì tăng dần liều mỗi 1-2 tuần lên 1mg/ngày cho đến khi đạt được mức đường huyết mong muốn (tối đa 8mg/ngày). Liều trên 4mg/ngày chỉ cho kết quả tốt hơn trong một vài trường hợp.
Lưu ý đối với người dùng thuốc SP Glimepiride
Chống chỉ định
- Quá mẫn với glimepirid, các sulfonylurea/sulfonamid khác hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin).
- Nhiễm acid-ceton, tiền hôn mê hoặc hôn mê do ĐTĐ.
- Suy thận nặng hoặc suy gan nặng.
- Thời kỳ mang thai.
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ quan trọng nhất là tụt đường huyết.
- Thường gặp: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu; buồn nôn, nôn, đầy tức vùng thượng vị, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thị giác tạm thời (khi mới dùng thuốc).
- Ít gặp: phản ứng dị ứng hoặc giả dị ứng, mẫn đỏ, mày đay, ngứa.
- Hiếm gặp: tăng enzym gan, vàng da, suy gan; giảm cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt; viêm mạch dị ứng; nhạy cảm ánh sáng.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Triệu chứng: Các triệu chứng của tụt đường huyết có thể xảy ra, kéo dài 12 – 72 giờ và có thể tái phát sau khi hồi phục. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi uống quá liều.
Xử trí: Nên theo dõi người bệnh trong bệnh viện. Tránh hấp thu thêm thuốc bằng cách gây nôn (hoặc rửa dạ dày) rồi uống than hoạt và natri sulfat.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc SP Glimepiride đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc SP Glimepiride đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc SP Glimepiride
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc SP Glimepiride ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
- Glimepirid là thuốc tụt đường huyết nhóm sulfonylurea, được sử dụng trong điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Tác động chủ yếu của glimepirid là kích thích tế bào beta tụy tiết insulin.
- Glimepirid làm tăng đáp ứng của tế bào beta tụy đối với các kích thích sinh lý của glucose.
- Glimepirid điều hoà sự tiết insulin bằng cách đóng các kênh kali phụ thuộc ATP có trên màng tế bào beta. Việc đóng kênh kali làm khử cực màng tế bào và do đó làm mở kênh calci, làm tăng nồng độ calci nội bào và kích thích giải phóng insulin ra khỏi tế bào.
- Ngoài ra, glimepirid còn có tác dụng ngoài tụy. Glimepirid cải thiện sự nhạy cảm đối với insulin ở các mô ngoại biên và làm giảm thu nạp insulin ở gan.
- Glimepirid làm tăng rất nhanh lượng chất vận chuyển glucose ở màng tế bào cơ và tế bào mỡ, do đó làm tăng dung nạp glucose.
Dược động học
- Sinh khả dụng của glimepirid sau khi uống gần như là tuyệt đối. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu nhưng làm giảm nhẹ tốc độ hấp thu. Nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) đạt được sau khi uống khoảng 2,5giờ.
- Gilimepirid có thể tích phân bố rất thấp (khoảng 8,8 lít), gần như tương đương với albumin. Thuốc gắn kết protein cao (>99%), và có độ thanh thải thấp (khoảng 48 mL/phút). Glimepirid qua được nhau thai nhưng ít qua được hàng rào máu não.
- Nửa đời thải trừ huyết tương trung bình khoảng 5 – 8giờ. Nếu dùng liều caothì nửa đời kéo dài hơn. Sau khi uống, 58% liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu, 35% tìm thấy trong phân. Không tìm thấy dạng glimepirid không chuyển hoá trong nước tiểu.
- Giimepirid chuyển hoá tại gan (chủ yếu qua CYP2C9). Hai dẫn xuất hydroxy và carboxy đều được tìm thấy trong phân và nước tiểu.
Thận trọng
- Chú ý việc tụt đường huyết
- Chú ý dấu hiệu tăng đường huyết
- Theo dõi chức năng gan và nồng độ huyết học trong quá trình điều trị
- Khi người bệnh gặp stress thì nên tạm thời chuyển sang dùng insulin.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Chưa có đủ dữ liệu về việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai. Không nên dùng glimepirid khi đang mang thai.
- Glimepirid bài tiết được vào sữa mẹ. Vì vậy, không nên cho con bú trong thời gian dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng insulin.
Tác động của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc
Khả năng tập trung và phản ứng của người bệnh có thể bị giảm khi bị tăng hoặc tụt đường huyết vì thế nên cẩn trọng.
Hình ảnh tham khảo
