Áp xe hậu môn là gì?
Áp xe hậu môn là tình trạng hình thành mủ ở hậu môn hoặc các khu vực gần hậu môn. Thông thường bệnh có biểu hiện như một vết sưng nhỏ hoặc mụn nhọt, đau, có mủ ở gần hậu môn. Ban đầu, ổ áp xe có thể có màu đỏ và ấm khi chạm vào.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khoảng 50% các trường hợp sẽ biến chứng thành một lỗ rò hậu môn. Lỗ rò này là một ống dẫn nhỏ từ vị trí áp xe với da. Lỗ rò có thể gây chảy nước, dịch, máu dai dẳng. Tuy nhiên lỗ rò đã lành lại, bệnh có thể tái phát nếu vi khuẩn không được làm sạch.
Giống như bệnh nhân trĩ. Bệnh nhân mắc bệnh thường có tâm lý ngại ngùng trong việc chữa trị. Hậu quả là càng để lâu bệnh tình càng trầm trọng.
Nguyên nhân áp xe hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân:
- Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn (vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn).
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tuyến hậu môn bị tắc.
Các yếu tố nguy cơ:
- Viêm đại tràng.
- Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
- Tiểu đường.
- Viêm túi thừa.
- Viêm vùng chậu.
- Nhiễm qua đường tình dục.
- Sử dụng các thuốc như prednison.
Biểu hiện áp xe hậu môn
Đau nhói và đau liên tục ở hậu môn là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất. Các cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi đại tiện hoặc khi vô tình chạm vào.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác:
- Đau liên tục, đặc biệt là khi ngồi xuống.
- Kích ứng da quanh hậu môn, bao gồm sưng, đỏ, rát, đau và ngứa.
- Chảy mủ.
- Chảy máu trực tràng.
- Táo bón hoặc xuất hiện các cơn đau liên quan đến nhu động ruột.
Áp xe hậu môn có thể xảy ra sâu hơn ở trực tràng, đặc biệt là ở những người mắc bệnh viêm ruột. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Sốt, ớn lạnh
- Mệt mỏi, khó chịu trong người
- Đau bụng, đầy hơi chướng bụng
Một số người bệnh có thể cảm nhận được các nốt sần hoặc cục u đau ở rìa hậu môn. Đôi khi người bệnh cũng gặp các triệu chứng ở đường tiết niệu như khó tiểu. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể khó có các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, bé có thể trở nên khó chịu, quấy khóc và xuất hiện các nốt sần nhỏ xung quanh hậu môn.
Cách điều trị áp xe hậu môn
Cách trị thường phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của khối áp xe. Áp xe hậu môn hiếm khi tự biến mất mà không cần điều trị.
Phương pháp điều trị phổ biến và đơn giản nhất là dẫn lưu mủ ra khỏi khu vực bị nhiễm bệnh. Các khối áp xe hậu môn lớn, sâu bên trong trực tràng hoặc phức tạp, người bệnh có thể dẫn nhập viện để điều trị.
Đối với bệnh nhân tiểu đường hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc yêu cầu nằm viện để quan sát thêm.
Cách phòng ngừa áp xe hậu môn tái phát
Để phòng ngừa bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Đối với người lớn, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, kể cả khi quan hệ thông qua đường hậu môn. Điều này có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh xã hội.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần thay tã lót thường xuyên, đúng cách. Ngoài ra, giữ vệ sinh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ đúng cách để ngăn ngừa hình thành áp xe.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn và các khu vực xung quanh hậu môn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh các món ăn cay, nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn. Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước để hỗ trợ nhu động ruột.
Xem thêm bài viết: Áp xe vú sau sinh – Những điều mẹ bỉm sữa cần biết
Bài viết tham khảo tại: Tổng hợp.
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!