Áp xe vú là gì?
Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú.
Đây là bệnh lý khá phổ biến, áp xe vú thường gặp ở phụ nữ cho con bú. Gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng sữa cho con bú, thậm chí có thể tiến triển ung thư vú.
Nguyên nhân áp xe vú:
Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Bên cạnh đó vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.
Áp-xe vú hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Nguyên nhân có thể do:
- Cho bú không đúng cách.
- Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú.
- Mặc áo ngực chật.
- Núm vú bị trầy xước.
- Không vệ sinh đầu vú sạch sẽ, không cho trẻ bú hết sữa trong bầu ngực dẫn đến ứ đọng sữa.
- Tắc ống dẫn sữa.
Những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc người ít vệ sinh cá nhân cũng có nguy cơ mắc phải.
Dấu hiệu của bệnh áp xe vú:
1. Cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú
Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Bạn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi dùng tay ấn vào vùng áp xe, cử động vai, cánh tay.
2. Vú sưng và căng to
Hầu hết những người từng bị đều cảm thấy vú của mình sưng và căng cứng hơn bình thường. Tình trạng sưng và căng ngực ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngực sưng to khiến họ cảm thấy nặng nề ở nửa người trên.
3. Dùng tay sờ nắn thấy các cục cứng bên trong vú, da ngực nóng và sưng đỏ
Khi dùng tay sờ nắn ngực, mọi người có thể cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong vú. Tại vị trí những cục cứng này sẽ cảm thấy đau nhức, sưng đỏ và khi dùng tay sờ sẽ cảm thấy nóng.
4. Đau buốt khi cho con bú
Nếu phụ nữ đang cho con bú gặp phải tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay áp xe tuyến vú, bạn sẽ cảm thấy đau buốt mỗi khi cho con bú.
Trẻ bú tại bên vú bị áp xe của mẹ có thể bú phải phần sữa lẫn dịch mủ. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh.
5. Con bú không ra sữa nên quấy khóc và cáu giận
Khi mẹ bị tắc tia sữa, viêm tuyến vú, em bé bú không ra sữa hoặc chỉ ra ít sữa cũng là điều dễ hiểu. Do không thể cung cấp đủ sữa theo nhu cầu ăn của con, rất dễ làm cho bé quấy khóc và cáu giận.
6. Sốt, có cảm giác ớn lạnh
Áp xe vú rất dễ gây ra hiện tượng sốt. Tùy vào tình trạng viêm nhiễm ở vú bạn có thể sốt nhẹ hay sốt cao. Khi bị sốt, người mẹ thường cảm thấy ớn lạnh và rùng mình.
Các biện pháp điều trị áp xe vú:
Khi không được điều trị kịp thời sẽ tạo thành khối viêm, dễ tái phát. Các tuyến sữa bị tổn thương có nguy cơ không còn chức năng tiết sữa. Trường hợp nặng có nguy cơ dẫn đến hoại tử.
- Cần nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên áp xe.
- Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe.
- Chỉ cho bú bên không áp xe hoặc vắt sữa để tránh nhiễm khuẩn cho cả em bé.
- Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng và vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Trong trường hợp uống thuốc không thể điều trị triệt để bệnh thì bên vú bị áp xe có thể được trích rạch nhằm giải phóng lượng mủ nhưng chỉ thực hiện với vùng áp xe nông. Sau khi tháo mủ sẽ đặt ống dẫn lưu để bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Xem thêm bài viết: Top 7 loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn
Bài viết tham khảo tại: Tổng hợp.
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!