Bà bầu ăn bánh chưng được không?
Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống ngày Tết từ ngàn đời nay của người dân Việt. Bên ngoài tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng bên trong thơm bùi, cắn một miếng dường cảm nhận được hết hương vị đất trời Việt Nam. Bánh chưng rất được yêu thích không chỉ bởi hương vị ngon mà còn vì những lợi ích sức khỏe nó mang lại. Tuy nhiên, đối với bà bầu – người cần thận trọng trong việc ăn uống ở giai đoạn thai kỳ thì việc ăn bánh chưng hay bánh tét cần phải được ăn nhắc.
Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên hạn chế ăn bánh chưng vì dễ gây đầy bụng và khó tiêu.

Thành phần dinh dưỡng có trong bánh chưng
Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đỗ xanh và thịt ba chỉ. Đây đều là những nguyên liệu thân quen và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:
Calo
Chất đạm
Chất béo
Chất bột đường
Chất xơ
Canxi
Sắt
Kẽm
5 bất lợi khi bà bầu ăn bánh chưng

1. Đầy bụng, khó tiêu
Thành phần chính của bánh chưng là gạo nếp. Gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên thường khó chia cắt, hơn nữa do đặc tính tính dẻo và dính của gạo nếp nên khi ăn vào sẽ tạo cảm giác no lâu và đầy bụng. Bà bầu ăn nhiều bánh chưng sẽ dễ bị chướng bụng, khó tiêu. Khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu, gây một phần ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
2. Đau dạ dày
Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo. Đây đều là nhóm thức ăn giàu dinh dưỡng, no lâu. Đối với bánh chưng hay bánh tét chiên, rán qua dầu mỡ tuy giúp món ăn thêm thơm ngon nhưng cũng là nguyên nhân khiến bụng đầy hơi và khó tiêu, gây ợ chua, nóng cổ cho người ăn. Từ đó khiến dạ dày khó chịu, nặng nề vì không hoặc mất một khoảng thời gian dài mới tiêu hóa được lượng bánh chưng.
3. Tăng nhiệt độ cơ thể
Gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều dễ bị nóng trong người, nhiệt độ cơ thể tăng. Nóng trong người là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như nổi mụn nhọt, mẫn ngứa, nổi mề đay, da khô, chảy máu chân răng, chảy máu cam, mệt mỏi,…đây đều là những tình trạng không tốt cho bà bầu. Vậy nên các mẹ nhớ đừng nên ăn quá nhiều bánh chưng nhé.
4. Không kiểm soát được cân nặng
Bánh chưng có nguồn năng lượng khá dồi dào, nhiều tinh bột vì được làm từ gạo nếp. Bên trong nhân bánh còn có cả đậu xanh, thịt ba chỉ heo,…đều là những nguyên liệu có hàm lượng calo cao. Ăn bánh chưng giúp cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị thừa cân, béo phì. Đối với mẹ bầu, vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng nên các mẹ lưu ý hàm lượng bánh chưng đưa vào cơ thể, nếu ăn nhiều thì sẽ khó kiểm soát được cân nặng đấy.
5. Các vấn đề tim mạch
Hàm lượng chất béo có trong bánh chưng cũng khá cao, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ảnh hưởng cho tim và các bệnh về tim mạch như mỡ trong máu, xơ vữa động mạch, đau tim.
Lưu ý khi bà bầu ăn bánh chưng
Mặc dù ăn nhiều bánh chưng không tốt vì gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu ăn với một lượng nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng gì. Bên cạnh đó có một số điều các mẹ cần lưu ý khi ăn bánh chưng như sau:
- Nên ăn kèm bánh chưng và các loại rau, củ, quả để cân bằng dinh dưỡng.
- Không ăn bánh chưng, bánh tét vào buổi tối vì gây đầy bụng, khó ngủ.
- Không nên ăn bánh chưng với các thực phẩm tinh bột khác như cơm, xôi, bánh mì.
- Hạn chế ăn bánh chưng chiên, rán.
- Người bị bệnh tim, thừa cân, cao huyết áp, thận, đau dạ dày nên hạn chế ăn bánh chưng vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Chú ý chọn mua bánh chưng, bánh tét ở những cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Không ăn bánh chưng mốc vì dễ gây đau bụng, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp về bánh chưng, hy vọng các bà bầu sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn cá thác lác được không? 5 công dụng bất ngờ cho mẹ
- Bà bầu uống hồng trà Nam Phi được không? 7 công dụng tuyệt vời
- Bà bầu ăn chim bồ câu được không? 4 công dụng bất ngờ cho mẹ
- Bà bầu ăn chay được không? 4 công dụng không ngờ
- Bà bầu ăn sả được không? 5 công dụng cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn hoa thiên lý được không? 5 công dụng cho mẹ
Nguồn: Tổng hợp