Bà bầu ăn bánh ngải được không?
Bánh ngải là loại bánh có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía bắc, điển hình là tỉnh Lạng Sơn nơi tập trung phần lớn dân tộc Tày. Bánh ngải được làm từ ngải cứu, một loại thuốc quý được dùng làm món ăn trong dịp Tết Thanh minh hay dịp mừng vụ mùa lớn. Vì công dụng quý hiếm như vậy, nên bà bầu ăn bánh ngải sẽ có công dụng tốt.
Bánh ngải được làm từ loại thuốc quý- cây ngải cứu, nên khi bà bầu ăn bánh ngải sẽ giúp bà bầu bổ máu, điều trị cảm cúm, giúp an thai và làm đẹp da,..
Thành phần dinh dưỡng có trong bánh ngải
Protein
Vitamin A
Vitamin B6
Vitamin C
Vitamin D
Vitamin E
Omega-3
Sắt
Natri
Kali
Magie
Canxi
Lợi ích khi bà bầu ăn bánh ngải
1. Ngăn ngừa các bệnh về dạ dày
Tại châu Âu và châu Mỹ, cây ngải cứu được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày, như bệnh đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
2. Giảm đau khi mang thai
Theo các bác sĩ cho biết, trong ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng làm giảm đau khi bà bầu bị thai nghén .
3. Chống ung thư
Trong ngải cứu có hàm lượng chất artemisinin cao. Chất này khiến cho các tế bào ung thư bị nhiễm độc, phản ứng với chất sắt trong cơ thể trở thành gốc tự do tiêu diệt ung thư.
4. Điều chỉnh tư thể ngồi ngược của em bé
Theo nghiên cứu ,ngải cứu có thể giúp đảo ngược tư thế của những thai nhi nằm hướng ngược, tức là mông và chân của bé trình diện khi sinh thay vì đầu ra trước ở các ca mổ thường. Ngải cứu giúp em bé chuyển sang tư thế đầu cúi bình thường.
5. Bổ sung máu
Nếp hương trong bánh ngải chứa các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng trong gạo nếp còn có khả năng kỳ diệu là tăng sự hấp thu sắt, bổ sung máu và lợi sữa em bé.
Hướng dẫn cách làm bánh ngải
Nguyên liệu
- 400gr bột gạo nếp
- 350gr lá ngải cứu (lấy phần ngọn và phần lá, bỏ phần gân cứng)
- Vừng vàng
- Dầu ăn
- Đường phèn
- Vôi tôi hoặc vôi khô (nếu không có dùng vỏ đỗ xanh, tre, nứa sạch đốt lấy phần tro)
Cách làm
Bước 1 : Lá ngải rửa sạch để ráo.
Bước 2: Đem chút vôi hòa với nước, để vôi lắng xuống chắt phần nước vôi trong (còn cách khác hòa tro của vỏ đỗ xanh hoặc tre nứa sạch vào nước cũng chắt lấy phần nước trong để luộc lá ngải) vì làm cách này sẽ vẫn giữ nguyên được màu xanh của lá ngải và lá ngải sẽ rất nhanh nhừ.
Bước 3: Cho nước vôi trong và lá ngải vào nồi nấu, khi lá ngải nhừ vớt ra rửa sạch cho hết nước vôi, vắt kiệt nước rồi thái nhỏ, để ráo.
Bước 4: Bắc một cái chảo lên bếp và đổ lá ngải vào sao (với cách làm này sẽ làm giảm vị đắng của lá ngải và làm cho bánh sau khi làm xong sẽ có mùi thơm), khi sao lên, để lửa vừa phải và dùng đũa sao đều.
Bước 5: Đổ chút nước vào lá ngải cho vào máy sinh tố xay mịn.
– Lấy cả nước và cái trộn với bột nếp và nhào bột cho dẻo, mịn.
Bước 6: Một công đoạn không thể thiếu được là làm phần nhân bánh: vừng đen hoặc vừng vàng rang chín, giã vụn. Cho đường phên lên chảo nóng cho đường chảy ra rồi đổ vừng giã vụn vào nấu cùng và để đặc lại.
Bước 7: Đến công đoạn nặn bánh:
– Dùng tay vắt thành những viên bột, cho nhân vào giữa, vê tròn và ấn dẹt.
– Mỗi chiếc bánh ngải làm xong sẽ thoa một lớp dầu ăn hoặc mỡ lợn lên hai mặt bánh để bánh không bị dính vào nhau và tạo độ mịn, bóng cho bánh.
– Bánh sau khi nặn xong sẽ được đem hấp cách thủy trong vòng 10 phút rồi vớt bánh ra để nguội và thường thức.
Lưu ý khi bà bầu ăn bánh ngải
– Lựa chọn lá ngải tươi, vừa mới hái là tốt nhất, vì như vậy khi ăn sẽ ít vị đắng hơn.
– Vì dược tính quá cao nên ngải cứu đôi khi cũng có các tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều.
– Phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ, người bị bệnh viêm gan, người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính, người bị bệnh xơ vữa động mạch vành, người bị bệnh sỏi thận, không nên dùng nhiều
– Liều lượng quá nhiều ngải cứu có thể gây ra các vấn đề như axit trào ngược, chóng mặt và gây ngộ độc.
– Một số người có thể bị dị ứng với ngải cứu. Các triệu chứng dị ứng là nổi mề đay, hắt hơi, sưng môi, ngứa họng, khó thở.
– Ngải cứu gây ợ nóng ở trẻ qua đường sữa mẹ.
– Bà bầu khi mang thai, chỉ nên ăn 1-2 bánh ngải mỗi tuần. Nếu ăn quá nhiều có thể gây bóp tử cung, bị ra máu và dễ dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
Đừng quên ghé Medplus để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!
Tham khảo thêm:
- Bà bầu ăn bánh tam giác mạch được không? 5 lợi ích cho bà bầu
- Bà bầu ăn bánh nhãn được không? 7 lợi ích sức khỏe cho bà bầu
- Bà bầu ăn bánh rế được không? 5 lợi ích sức khỏe cho bà bầu
- Bà bầu ăn bánh cốm được không? 6 lợi ích cho bà bầu
- Bà bầu ăn bánh rế được không? 5 lợi ích sức khỏe cho bà bầu
Nguồn: Tổng hợp