Bà bầu ăn chem chép được không?
Với giá thành tương đối rẻ và mang nhiều chất dinh dưỡng, chem chép trở thành một loại thực phẩm khá phổ biến. Chem chép có hình dạng khá giống với các loại nghêu hay sò. Vì thế, phần thịt của chúng tương đối giống nhau, giàu protein, vitamin và khoáng chất.Theo các chuyên gia, nếu bà bầu ăn chem chép đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn chem chép có những lợi ích gì?
Bà bầu ăn chem chép đúng cách có nhiều công dụng như ngăn ngừa thiếu máu, các bệnh về xương khớp, khiến da chắc khỏe và ổn định cân nặng.
Thành phần dinh dưỡng có trong chem chép
Canxi
Protein
Carbonhydrat
Vitamin A, E, B12,…
Và các khoáng chất khác,…
Trung bình, khoảng 80 gram chem chép có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 3,81 gram chất béo, khoảng 20,23 gram protein và dưỡng chất quan trọng khác
4 công dụng khi bà bầu ăn chem chép
1. Ngăn ngừa thiếu máu
Hàm lượng sắt dồi dào trong chem chép giúp bà bầu điều trị thiếu máu. Ngoài ra, chúng là loại thực phẩm bổ âm tốt cho bà bầu do chứa nhiều protein và chất béo. Vì thế, ăn chem chép với cường độ thích hợp sẽ giúp cải thiện lưu thông máu.
2. Phòng nguy cơ loãng xương
Là 1 loại hải sản, chem chép rất giàu canxi, vitamin và khoáng chất. Vì thế, bổ sung chem chép cho phụ nữ mang thai giúp ngừa loãng xương cũng như các vấn đề về xương khớp khác.
3. Lợi ích về da
Hàm lượng omega-3 và kẽm trong chem chép giúp ngăn ngừa vẩy nến và chàm ở bà bầu. Ngoài ra, khi bà bầu ăn chem chép, đặc tính chống viêm, ngăn ngừa lão hóa sẽ giúp làn da mẹ bầu luôn hồng hào trong quá trình mang thai.
4. Quản lý cân nặng
Cân nặng luôn là nỗi là của mẹ bầu trong thai kỳ. Với các bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ, chem chép sẽ là lựa chọn phù hợp. Nguyên nhân là do hàm lượng protein dồi dào nhưng ít chất béo, tốt cho phụ nữ mang thai
2 món ăn làm từ chem chép cho bà bầu
1. Bà bầu ăn cháo chem chép
Nguyên liệu
- Gạo ngon: nửa bát
- Chem chép: 1kg
- Ngô non: 100g
- Đậu Hà Lan: 100g
- Nấm đông cô: 50g
- Hành lá, ngò rí
- Các gia vị thông thường
Cách làm
Bước 1: Ngô non tách lấy hạt để riêng. Đậu Hà Lan tước bỏ xơ, thái khúc nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Hành lá, rau mùi nhặt bỏ rễ, rửa sạch và để ráo sau đó thái nhỏ.
Bước 3: Nấm đông cô rửa sạch thái lát mỏng
Bước 4: Chem chép luộc sau đó tách lấy phần thịt để riêng ra bát. Gạo vo sạch, cho vào nồi cơm điện cùng với ngô, đậu và nấm để ninh cháo.
Bước 5: Xào sơ chem chép với chút bột canh, nước mắm cho đậm vị rồi thả vào nồi cháo, quấy đều sau đó múc ra bát. Rắc thêm hành khô, hành lá, ngò rí và thưởng thức.
2. Bà bầu ăn canh chem chép nẩu cải
Nguyên liệu
- Chem chép: 1kg
- Cải bẹ: 500g
- Gừng: 1 nhánh
- Hành khô, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn
Cách làm
Bước 1: Cải bẹ xanh rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Chem chép cũng ngâm nước vo gạo 2,3 tiếng cho sạch bùn đất.
Bước 3: Đun sôi một nồi nước, cho chem chép vào quấy đều và để lửa to cho chem chép mở hết miệng. Xúc chem chép ra tách lấy phần thịt, phần nước luộc chem chép để im cho lắng cặn rồi chắt lấy phần nước trong.
Bước 4: Bắc nồi lên bếp xào thịt chem chép với chút dầu ăn, hành khô và gừng đập dập băm nhỏ. Thêm mắm muối cho vừa rồi trút sang nồi nước luộc chém chép. Đun sôi lại nồi nước sau đó thả rau cải vào. Rau cải chín thì trút ra bát và thưởng thức.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn chem chép
1. Nấu chín kỹ
Thông thường, hấp là cách phổ biến nhất khi mẹ bầu chế biến món chem chép. Tuy nhiên, hấp không thể tiêu diệt hết các vi-rút gây bệnh. Ngoài ra, ăn chem chép sống hay còn tái cũng có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificusm. Loại virus này sẽ khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm và một số tác dụng phụ không mong muốn khác.
Vì thế, bầu nên nấu chín kỹ chem chép trong vòng 3-5 phút, đến khi tất cả đều mở miệng. Với những con không mở miệng, mẹ bầu tốt nhất nên bỏ ngay.
2. Bỏ vỏ trước khi ăn
Những chiếc vỏ này thường chứa khá nhiều vi khuẩn và vi rút. Do đó, mẹ bầu cần loại bỏ vỏ của chúng trước khi ăn.
3. Không nên ăn quá nhiều
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu không nên ăn chem chép quá nhiều. Tốt nhất, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa, tương đương khoảng từ 300-400 gram mỗi tuần.
Qua những thông tin mà Medplus đã tổng hợp, mong rằng đã giải đáp những thắc mắc về bà bầu ăn chem chép được không, thành phần dinh dưỡng, tác dụng, một số món ăn và lưu ý an toàn với chem chép cho bà bầu.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm:
- Bà bầu ăn cá trích được không? 4 lợi ích cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu uống nước tăng lực được không? 5 tác hại cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu ăn cá nóc được không? 2 tác hại “chết người” của cá nóc
- Bà bầu ăn bò khô được không? 4 tác hại cho sức khỏe bà bầu
Nguồn: Tổng hợp