Bà bầu ăn củ ấu được không?
Củ ấu còn gọi là ấu trụi, ấu nước là quả của cây ấu nước. Củ ấu có vị ngọt, tính mát thường được sử dụng như một loại dược liệu và có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Bà bầu ăn củ ấu liệu có tốt không là câu hỏi của nhiều người?
Củ ấu có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vì vậy, bà bầu ăn củ ấu giúp tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, nó còn giúp bà bầu ngăn ngừa được một số bệnh trong thời gian mang thai.
Thành phần dinh dưỡng có trong củ ấu
Sau đây là một số thành phần được ghi nhận có trong 100g củ ấu:
48,2g nước
32,1g chất bột đường
730 calorie
3,4g protein
3,3g đường
468mg kali
17,6g canxi
0,8mg natri
0,7g sắt
0,4g kẽm
5 lợi ích khi bà bầu ăn củ ấu
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong củ ấu có chứa nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là có polyphenol và flavonid. Nó giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng và có khả năng chống lại các loại vi khuẩn, vi rút có hại. Ngoài ra, những thành phần trong củ ấu cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư.
2. Kiểm soát huyết áp
Củ ấu là loại thực phẩm chứa lượng kali dồi dào. Do đó, nó giúp bà bầu lưu thông máu dễ dàng và tránh tình trạng cao huyết áp. Vì vậy, bà bầu nên bổ sung củ ấu vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ cao huyết áp trong thời gian mang thai.
3. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Củ ấu là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol. Từ đó, nó giúp điều hòa nhịp tim và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
4. Hỗ trợ phát triển thai nhi
Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, củ ấu không chỉ bổ sung dưỡng chất cho bà bầu mà còn giúp hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vì vậy, bào thai được cung cấp nhiều dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
5. Kiểm soát tâm trạng
Ngoài ra, củ ấu còn chứa nhiều vitamin. Trong đó, vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Nó cũng là chất dẫn truyền thần kinh hiệu quả để giúp bà bầu được giấc ngủ ngon hơn.
Món ăn chế biến từ củ ấu
1. Chè củ ấu
Nguyên liệu:
- củ ấu
- hạt sen
- rong biển
- sương sa hạt lựu
- nước cốt dừa
- đường cát trắng
- lá nếp
- nước.
Cách làm:
Bước 1: Củ ấu luộc chín, tách vỏ lấy thịt. Hạt sen luộc chín, lá nếp rửa sạch, để ráo, giã vắt lấy nước cốt.
Bước 2: Bắc nồi nước nóng, cho đường vào nấu tan rồi cho rong biển vào nấu sôi. Thả tiếp hạt sen và củ ấu vào nấu sôi tăm, bắc xuống, múc ra bát và thưởng thức.
2. Củ ấu hầm vịt
Nguyên liệu:
- Con vịt
- Củ cải đỏ
- Chén sa tế
- Củ gừng
- Trái dừa
- Rổ ấu đã cắt vỏ
Cách làm:
Bước 1: Vịt đem chặt, rửa sạch, rồi ướp gia vị cho thấm.
Bước 2: Sau đó bắt nồi lên bếp phi tỏi, gừng, xả cho thơm. Rồi mới cho thịt vịt vào xào cho tới khi săn lại, nhớ nêm thêm mấy muỗng sa tế cay cay, vừa thơm, lại vừa có màu đẹp.
Bước 3: Vịt săn lại thì chặt trái dừa lấy nước hầm chung. Khi nồi hầm gần chín thì mới bỏ ấu và củ cải đỏ vào nấu cùng. Hạ lửa liu riu thôi, để củ ấu vừa chín mềm chứ không bị rã do rục quá.
Bước 4: Tới khi thịt vịt vừa mềm, củ ấu vừa bùi, nồi hầm tỏa mùi thơm thì món ăn đã hoàn thành.
Lưu ý khi bà bầu ăn củ ấu
Củ ấu mặc dù được đánh giá là có rất nhiều công dụng hữu ích cho bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu tránh lạm dụng hay ăn nhiều củ ấu trong cùng một thời điểm. Vì như thế sẽ rất dễ gặp tình trạng đầy hơi hoặc đau trướng vùng bụng do củ ấu có tính hàn.
Ngoài ra, sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền bởi sẽ gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, bà bầu cần nấu chín củ ấu trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe.
Với những thông tin được tổng hợp trên, hy vọng các bà bầu có thêm kiến thức về củ ấu và sử dụng nó một cách hợp lý. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm:
- Bà bầu ăn quả mây được không? 5 tác dụng bà bầu cần biết
- Bà bầu ăn bưởi chùm được không? 9 công dụng cho bà bầu
- Bà bầu ăn rau bina được không? 3 lợi ích bà bầu cần biết
- Bà bầu ăn quả lặc lày được không? 6 tác dụng tuyệt vời cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn hạt sachi được không? 8 lợi ích bất ngờ cho bà bầu
- Bà bầu ăn hạt thông được không? 7 hữu ích bà bầu không thể bỏ qua
Nguồn: Tổng hợp