Bà bầu ăn củ kiệu được không?
Củ kiệu là món ăn ngày tết phổ biến ở Việt Nam, ăn kèm với bánh chưng. Tuy nhiên, bà bầu ăn củ kiệu được không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng?
Theo nghiên cứu, những món này chứa nhiều muối và đường sẽ khiến cho các mẹ bầu tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn là đối mặt với căn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Thành phần dinh dưỡng có trong củ kiệu
Mặc dù bà bầu không nên ăn nhiều củ kiệu, nhưng củ kiệu là một thực phẩm tốt cho sức khỏe con người. Thành phần dinh dưỡng có trong củ kiệu gồm:
- Chất chống oxy hóa
- Protein
- Vitamin A
- Vitamin D
- Vitamin E
- Vitamin K
- Axit lactic
5 tác hại nguy hiểm khi bà bầu ăn củ kiệu
Gia tăng phù nề
Củ kiệu chứa nhiều muối, bà bầu ăn củ kiệu quá nhiều gây tích nước trong cơ thể. Dẫn đến gia tăng chứng phù nề cho phụ nữ khi mang thai, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu khi sử dụng củ kiệu trong ngày tết chỉ nên ăn với hàm lượng ít, không nên ăn quá nhiều.

Không tốt cho dạ dày
Củ kiệu được chế biến từ việc lên men, nên khi ăn nhiều sẽ cung cấp chất chua cho cơ thể, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn. Đối với những mẹ bầu có tiền sử về bệnh dạ dày thì nên tránh xa củ kiệu và các món như dưa hành. Bà bầu ăn củ kiệu nhiều sẽ làm bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn.
Gây hại cho sức khỏe
Đối với các loại dưa hành hay củ kiệu, người bình thường có thể ăn thoải mái nhưng đối với bà bầu nó có thể gây hại cho thai nhi. Vì thế, bà bầu hạn chế bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của mình, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Chứa chất gây ung thư
Củ kiệu và dưa hành là món ăn không được nấu chín, chỉ ủ cho lên men, chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric. Khi ăn ở thời điểm này cơ thể sẽ hấp thụ nhiều nitric sẽ gây hại cho sức khỏe. Đây là một trong nhiều lý do mà bà bầu không nên ăn củ kiệu trong ngày tết.
Không tốt cho thai nhi
Ngoài những lý trên thì một nguyên nhân khác là củ kiệu không được chế biến kỹ trước khi ngâm. Nó vẫn còn lưu lại phân đạm urê (nitrat), khi kết hợp nitrat với các chất khác trong thịt cá sẽ tạo thành nitrosamin, một trong những chất gây ung thư cho thai nhi. Bà bầu ăn củ kiệu nên chế biến thật kỹ trước khi ăn nhé.

Một số tác dụng của củ kiệu cho sức khỏe con người
Hỗ trợ tiêu hóa
Củ kiệu đa phần là được chế biến tươi, không qua nhiệt, nên giữ được nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ. Giúp phòng chống bệnh táo bón rất hiệu quả. Đồng thời, nó còn giúp cho hoạt động tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa.
Bảo vệ sức khỏe
Các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A, D, E và K cũng được giữ lại trong quá trình ngâm. Ngoài ra, tính axit có trong củ kiệu cho phép hấp thu tốt các chất canxi, sắt và khoáng chất quan trọng khác.
Tăng cường lưu thông máu
Axit lactic được hình thành trong quá trình lên men, đây là một loại axit có tác dụng làm giảm mỡ trong máu. Bổ sung củ kiệu vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cải thiện lưu thông máu.
Cách làm củ kiệu tốt cho bà bầu
Nguyên liệu
- 500g củ kiệu, lựa những củ có kích thước vừa, đều nhau
- Muối hạt, ớt khô
- 200g đường cát trắng, 200ml giấm trắng, một ít muối
Cách làm
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm nước muối loãng khoảng 8 tiếng để loại bỏ chất bẩn.
- Vớt củ kiệu ra, cắt bỏ phần rễ và đuôi. Nên cắt vào sâu để củ được giòn. Tiếp theo ngâm với muối hoặc nước đá để củ kiệu giòn hơn.
- Rửa sạch lại củ kiệu. Đem phơi nắng 1 ngày, không nên phơi quá nhiều sẽ làm mất độ giòn.
- Sau khi phơi xong, lột bỏ bớt 1 màng của củ kiệu.
Cách làm củ kiệu
- Bước 1: Xếp một lớp củ kiệu cao khoảng 2cm vào một hũ thủy tinh, rải lên trên lớp đường và một ít muối. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết kiệu. Để khoảng 5-7 ngày cho đường và muối tan và thấm vào kiệu.
- Bước 2: Cho thêm 1/4 muỗng cà phê muối khi đường tan, để kiệu lên men tự nhiên. Với cách này có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 năm. Khi ăn, chỉ cần vớt ra hũ khác trước 3 ngày.
- Bước 3: Hòa tan 20ml giấm với 1 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối, cho vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 15 phút cho keo lại. Để nguội hoàn toàn rồi đổ vào hũ kiệu cho thấm.
Cách làm củ kiệu tốt cho bà bầu
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn mù tạt được không? 6 công dụng không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn hành baro được không và 6 công dụng tuyệt vời.
- Bà bầu ăn sake được không? 5 công dụng tuyệt vời cho mẹ và bé
- Bà bầu ăn chùm ngây được không? Vị thuốc tránh thai hiệu quả
- Bà bầu ăn sương sáo được không? 5 công dụng tuyệt vời cho mẹ
- Bà bầu ăn quả mơ được không? 6 công dụng tốt cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn đào được không? 8 công dụng tuyệt vời cho mẹ
Nguồn: Tổng hợp