Bà bầu ăn cua đồng có tốt không?
Khi mang thai, những thức ăn cung cấp các chất cần thiết cho thai kỳ ví dụ như canxi là rất khuyến khích. Và cua đồng là một trong những món ăn giàu chất này. Bà bầu ăn cua đồng trong thai kỳ là hoàn toàn có thể, nó cung cấp lượng canxi cần thiết. Ngoài ra, trong cua đồng còn có một số dưỡng chất khác có lợi cho sự phát triển của bé cưng.
Tuy nhiên, dinh dưỡng nên cung cấp đúng nhu cầu không nên lạm dụng, và nhu cầu các chất cung cấp thông qua thức ăn thật khó để định lượng.
Thành phần dinh dưỡng có trong cua đồng
Thực tế, cua đồng là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi, nên tốt cho phụ nữ mang thai. Y học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, trong 100g thịt cua đồng chứa:
- 12,3% protit
- 3,3% lipit
- 5.040mg% canxi
- 430mg% phốt pho
- 4,7mg% Fe
- 0,01mg% vitamin B1
- 0,51mg% vitamin B2
- 2,1mg% vitamin PP
- 0,12mg% vitamin B6
- 125mg% cholesterol
- 0,25mg% melatonin
Bà bầu ăn cua đồng thế nào tốt cho con?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cua đồng là một thực phẩm giàu canxi. Bà bầu ăn cua đồng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng canxi cần thiết trong thai kỳ. Ngoài ra, trong cua đồng còn chứa một số khoáng chất tốt cho thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn cua đồng sau khi thai nhi được 5 tháng tuổi. Vì khi ấy, thai nhi đủ lớn để có thể tiếp nhận các dưỡng chất từ loại thực phẩm này. Đồng thời khi ăn mẹ nên lựa chọn những con cua chắc, còn sống và vệ sinh sạch trước khi chế biến. Tránh ăn cua sống vì rất dễ bị nhiễm khuẩn đối với động vật sống ở sông này.
Đối tượng chống chỉ định với cua đồng
Bà bầu bị dị ứng
Cua đồng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Một trong các triệu chứng dị ứng thực phẩm đó là co thắt cơ trơn, trong đó có cơ phế quản, cơ thành ruột và cơ thành tử cung. Co cơ phế quản gây khó thở, co cơ tử cung gây sẩy thai. Bà bầu có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh dị ứng như viêm dạ dị ứng, viêm mũi dị ứng tốt nhất nên tránh ăn cua đồng.
Bà bầu đã từng sảy thai
Theo Đông y đó là thực phẩm tính hàn gây đau bụng. Đau bụng thì gây co cơ tử cung dẫn tới sẩy thai. Nếu mẹ bầu chưa bao giờ bị sảy thai, mang thai bình thường, ít đau bụng. Không có dấu hiệu thai lưu, tuổi thai ngoài 5 tháng thì ăn cua đồng bình thường. Ngược lại, những bà mẹ hay sảy, sảy thai liên tục, hay đau bụng, có máu tụ màng nuôi, có dấu hiệu thai lưu, tuổi thai dưới 5 tháng thì tốt nhất kiêng cua đồng.
Những sai lầm khi bà bầu ăn cua đồng
Chọn cua đồng không sạch hoặc đã chết
Bà bầu ăn cua đồng tuyệt đối không ăn cua chết, bởi vì canxi trong cua đã chết sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm. Thêm vào đó, cua sống rất dễ nhiễm vi khuẩn có hại, bà bầu ăn cua đồng không được vệ sinh dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi.
Không sử dụng lâu ngày sau khi nấu
Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác. Sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Đặc biệt trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc. Bà bầu ăn cua đồng được nấu đi nấu lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ăn cua sống
Rất nhiều vùng của Việt Nam có thói quen giã nát vỏ cua đắp lên vết thương hay dùng thịt cua sống để làm gỏi.
Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là ‘lungfluke’ và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm. Bà bầu ăn cua đồng có thể gặp các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong.
Không bỏ dạ dày cua đồng khi chế biến
Cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Vì vậy trong dạ dày cua đồng thường có rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua dừng lại đồng nghĩa với nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa. Nếu rửa không sạch, nấu không kỹ, bà bầu ăn cua đồng vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, và vi khuẩn trong dạ dày. Điều đó không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, gây ra một số bệnh nguy hiểm.
Uống trà khi ăn cua
Trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin. Hai chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải. Từ đó, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Bà bầu ăn cua đồng dễ dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, tanin khi kết hợp với protein có rất nhiều trong thịt cua sẽ kết tủa, vón cục tạo thành cặn, sạn nhỏ. Việc này dễ gây ra bệnh sỏi thận khi mang thai ở bà bầu.
Ăn hồng sau khi ăn cua
Tiết trời chuyển thu là thời điểm mà cua đồng béo nhất cũng là mùa hồng chín. Nhiều gia đình thường sử dụng hồng làm món ăn tráng miệng sau khi ăn cơm. Điều này rất kỵ đối với những bữa ăn có cua làm thực phẩm. Bởi như trà, trong hồng có chứa tamin sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy. Kết hợp với protein tạo nên cặn. Các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tường hợp nặng hơn có thể gây sỏi thận. Bà bầu ăn cua đồng kết hợp với hồng ăn tráng miệng cực kỳ nguy hiểm.
Món ngon từ cua đồng tốt cho bà bầu
Canh cua mồng tơi
Nguyên liệu
- Cua đồng: 300- 500 gram
- Rau mồng tơi: 1 bó
- Hành khô và các gia vị cần thiết
Cách làm
- Bước 1: Cua đồng rủa sạch giã nhỏ hoặc xay nhuyễn lọc qua ray hoặc vải lấy phần nước để nấu ( nếu có thời gian nên nhặt phần gạch cua để riêng)
- Bước 2: Rau mồng tơi rủa sạch, thái thái nhỏ
- Bước 3: Hành phi thơm
- Bước 4: Cho phần nước nấu đã lọc ở trên vào nồi cùng các gia vị đun trong lúc đun khuấy đều tay khi vừa nước xôi chúng ta vớt lấy phần thịt cua nổi lên.
- Bước 5: Tiếp theo chúng ta cho phần gạch cua, rau mồng tơi vào đun lại cho chín, đỏ phần thịt cua vớt được lên trên và tắt bếp.
- Bước 6: Múc ra bát và thưởng thức.
Bánh đa cua
Nguyên liệu
- 500 gram cua đồng
- 200 gram sườn
- 200 gram thịt nạc
- 100 gram giò sống
- Bánh đa đỏ
- Đậu phụ
- 3 quả cà chua
- Các loại rau tạo mùi: lá lốt, mộc nhĩ, hành tím, hành lá, rau ngò, hành tím
- Rau sống ăn kèm
Cách làm
- Bước 1: Sườn rửa sạch hầm khoảng 2 tiếng để làm nước dùng bánh đa cua.
- Bước 2:
- Làm thịt cua.
- Cua đồng mua về rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm.
- Dùng tăm khều gạch cua vào một bát nhỏ để riêng.
- Giã cua và lọc lấy nước.
- Bước 3:
- Đun phần phần nước đã lọc với cua. Nên đun nhỏ lửa, khuấy nhẹ tay. Đổ phần nước cua với phần nước xương hầm.
- Cà chua thái nhỏ phi lên với một chút dầu ăn rồi cho toàn bộ số cà chua này vào nồi nước dùng.
- Với giò sống, ta viên nhỏ bỏ vào nồi nước dùng bánh đa cua.
- Phi hành tím đã cắt nhỏ cho thơm, thêm phần gạch đã được khều ra từ bước 2 phi cùng. Đổ phần gạch cua phi hành vào nồi nước dùng.
- Bước 4:
- Tiến hành làm chả lá lốt.
- Ngâm mộc nhĩ với nước ẩm cho cho nở ra, rửa sạch cắt bỏ phần bẩn.
- Băm nhỏ phần mộc nhĩ với thị xay, hành tím, một ít gia vị trộn đều.
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước. Gói chả lá lốt rồi rán chả, lưu ý để mặt lá có màu xanh thẫm làm mặt ngoài của miếng chả.
- Bước 5: Cắt đậu phụ thành những miếng nhỏ đem rán vàng.
- Bước 6:
- Bánh đa rửa sạch với nước, để ráo. Khi ăn thì nhúng qua nước nóng để làm mềm bánh đa.
- Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối, tráng bằng nước lọc.
- Bước 7: Khi ăn, cho bánh đa vào bát, thêm chả là lốt, rắc hành ngò thái nhỏ. Thêm đậu rán vàng giòn, giò sống đã được viên sẵn, múc nước cua vào bát và … thưởng thức.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn cà muối trong thai kỳ
- Bà bầu ăn trứng gà và 7 công dụng tuyệt vời cho mẹ và bé
Nguồn: Tổng hợp