Trong sầu riêng có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt đẹp. Nhưng liệu bà bầu ăn được sầu riêng không? Thì Medplus.vn sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này!
1. Bà bầu ăn được sầu riêng không?
Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới với kích thước quả lớn và lớp vỏ ngoài cứng. Nó có mùi rất nặng, gần giống như mùi trứng với những hạt lớn. Sầu riêng được dùng trong các món tráng miệng và món mặn. Cả cơm và hạt sầu riêng đều có thể ăn được, dù hạt thì cần phải nấu chín lên.
Bà bầu được ăn sầu riêng không?– câu trả lời là có. Sầu riêng là một loại thực phẩm khá lành tính nhưng có tính “nóng”. Bạn cần biết rằng số lượng được phép ăn sầu riêng khi mang thai. Bởi vì trong sầu riêng có nhiều chất không tốt đối với cơ thể mẹ cũng như với thai nhi nếu mẹ ăn quá nhiều.
2. Bà bầu ăn sầu riêng có được những lợi ích gì?
Bà bầu ăn sầu riêng nhiều điều tốt cho cơ thể mà mẹ cần được biết. Những dưỡng chất có trong sầu riêng chứa rất nhiều, bạn nên có một chế độ ăn sầu riêng hợp lý. Nếu không có thể một số chất trong sầu riêng gây hại cho cơ thể thai nhi.
Các dưỡng chất có trong sầu riêng
Đây là hàm lượng dưỡng chất của 243 gram sầu riêng: Calo: 357; Chất béo: 13 gram; Carb: 66 gram; Chất xơ: 9 gram; Protein: 4 gram; Vitamin C: 80% RDI; Thiamine (Vitamin B1): 61% RDI; Man-gan: 39% RDI; Vitamin B6: 38% RDI; Kali: 30% RDI; Riboflavin (Vitamin B2): 29% RDI; Đồng: 25% RDI; Axit folic: 22% RDI; Magiê: 18% RDI; Niacin: 13% RDI.
Chất xơ trong sầu riêng
Nhờ có lượng chất xơ có trong sầu riêng mà sầu riêng có một tác dụng rất tốt cho cơ thể. Đó chính là khả năng nhu đường ruột hỗ trợ giúp tiêu hóa; phòng chống có hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch; cao huyết áp; bệnh táo bón; bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.
Đối với những người đang mang thai thì rất hay bị các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy,… Khi ăn sầu riêng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón cũng như nhu đường ruột cho mẹ bầu.
Sắt, Photpho trong sầu riêng
Khi mang thai, bà bầu cần một lượng chất sắt và photpho nhất định. Vì lúc này cơ thể cần rất nhiều máu cho cơ thể mẹ và thai nhi. Mà trong sầu riêng có chứa sắt và photpho, sẽ giúp cơ thể bổ sung máu nhờ chất sắt và photpho.
Mangan có trong sầu riêng
Với hàm lượng Mg khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần, sầu riêng có khả năng nhất định trong việc phòng ung, kháng ung và được coi là một trong những thực phẩm chống ung thư.
Mg cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho mẹ bầu.
Các nhóm vitamin trong sầu riêng
Vitamin C
- Sầu riêng chứa vitamin C giúp ngăn ngừa các bệnh về cảm cúm, cảm lạnh, giúp tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể.
- Hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm gan và nhiễm trùng phổi.
- Trong một quả sầu riêng chứa 80% RDI vitamin C chống lại nhiễm trùng.
- Giúp tăng hấp thụ chất sắt vì thế tốt cho sức khỏe bà bầu ăn sầu riêng.
Vitamin B6
- Vitamin B6 giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi và ngăn ngừa xảy thai cực kỳ hiệu quả.
- Vitamin B6 còn có tác dụng loại bỏ chứng ốm nghén vô cùng hiệu quả dành cho các mẹ bầu ốm nghén.
- Vitamin B6 tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận.
Axit trong sầu riêng tốt cho thai nhi
Axit folic đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành ống thần kinh thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật hệ thần kinh, đề phòng những biến chứng không mong muốn ở não bộ và tủy sống. Mà loại axit folic này có rất nhiều trong sầu riêng.
Lưu ý: do axit folic dễ mất trong nhiệt độ cao nên bà bầu muốn có chất này thì nên ăn sầu riêng tươi, không nấu chín sầu riêng để ăn. Nhằm không làm mất chất axit folic cần thiết.
Các loại dưỡng chất khác
- Với lượng khoáng chất: kali, canxi, magie …dồi dào,sầu riêng là liều thuốc giải độc tốt cho bà bầu ăn sầu riêng.
- Với khoảng 243g sầu riêng có chứa đến 30% RDI. Kali tốt cho tim mạch của mẹ và bé chính vì thế tăng khả năng tái tạo tế bào tốt cho cơ thể.
- Trong sầu riêng có một lượng 357 calo, giúp cơ thể mẹ cảm thấy năng lượng hơn.
- Sầu riêng chứa một lượng lớn magie đảm bảo sức khỏe mẹ và bé tốt nhất trong thai kỳ. Hỗ trợ giảm các triệu chứng khi mang thai trong đó có chứng chuột rút nguy hiểm sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Xem thêm: Lợi ích tuyệt vời từ trái lê!
3. Bà bầu ăn sầu riêng có nguy hiểm gì đến cơ thể không?
Ăn quá nhiều sầu riêng có thể làm lượng glucose trong máu tăng đột biến, khiến cân nặng của bé tăng lên. Điều này sẽ khiến quá trình chuyển dạ và sinh nở gặp khó khăn. Nhiều người cho rằng tính nóng của nó có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ sau sinh.
Khi này, câu hỏi :”bà bầu được ăn rau sầu riêng không?“, câu trả lời là không ăn quá nhiều sầu riêng trong thời gian mang thai. Để tránh ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh nở của phụ nữ mang thai.
4. Tác hại của việc ăn sầu riêng tới bà bầu
Tại hại của nạp chất xơ từ sầu riêng trong thời gian mang thai
Sầu riêng chứa lượng chất xơ rất dồi dào. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, trướng bụng, no lâu. Nên đây chắc chắn không phải thực phẩm bạn nên ăn quá nhiều trong thời gian mang thai.
Dị ứng các chất trong sầu riêng
Trong một số trường hợp hiếm, sầu riêng có thể gây dị ứng ở miệng hoặc khó chịu trong miệng khi ăn. Khi gặp các triệu chứng này bạn nên ngưng ăn sầu riêng hoàn toàn. Nhằm tránh tình trạng bị dị ứng nặng phải uống thuốc.
Tính “nóng” có trong sầu riêng
Khi bà bầu bị táo bón hay tì vị yếu mà ăn quá nhiều sầu riêng. Sẽ làm tình trạng của dạ dày tệ hơn, táo bón sẽ kéo dài hơn. Do sầu riêng có tính “nóng” dễ gây dạ dày khó chịu.
5. Bà bầu ăn sầu riêng và lượng cần thiết cho cơ thể
Các chuyên gia khuyên mỗi ngày tốt nhất chỉ nên ăn 245g sầu riêng/ ngày chia ra 5 khẩu phần ăn. Vì nếu có ăn hơn tuy không gây hại gì cho sức khỏe nhưng cũng không mang lại lợi ích gì nhiều hơn. Và rất dễ gây thừa chất trong cơ thể, đặc biệt đối với bà bầu.
Nên dùng trái cây vào buổi sáng, hạn chế ăn sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn tối.
6. Bà bầu nên ăn sầu riêng khi nào?
Bà bầu có thể ăn sầu riêng trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý hạn chế hoặc không cần ăn sầu riêng vào thời điểm tam cá nguyệt thứ 3.
Đối với lê bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ với cơ thể, không nên ăn dư chất.
7. Những lưu ý khi bà bầu ăn sầu riêng
- Không quá nhiều sầu riêng trong thời gian đang mang thai.
- Ngưng ăn sầu riêng khi có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn lê.
- Không nên nấu sầu riêng để tránh mất chất axit folic có trong sầu riêng.
- Lựa chọn mua sầu riêng ở các cửa hàng uy tín.
- Hạn chế mua sầu riêng trái mùa thu hoạch thông thường.
- Không ăn khi dạ dày không tốt.
- Bà bầu không được ăn sầu riêng khi đang bị tiểu đường hay nóng trong người.
- Chỉ nên ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày và nên ăn thêm măng cụt vì giúp ngừa đau bao tử sau khi ăn sầu riêng.
8. Một số món ăn chế biến từ sầu riêng cho bà bầu
Dù khuyến cáo không nên nấu sầu riêng nhưng nếu mẹ đã ngán ăn sầu riêng tươi thì vẫn có một số cách chế biến:
Chả giò sầu riêng
- Sầu riêng chín 3 múi nạo lấy phần thịt
- Xoài chín 1 trái lớn, gọt vỏ, thịt xoài cắt hạt lựu
- Đường 20gr- Muối 1 gr
- Bánh tráng rế 12 cái (có thể dùng bánh pia)
- Trứng gà 1 trái, đánh tan
Cách thực hiện:
- Trộn chung sầu riêng, xoài, đường, muối.-
- Đật lá bánh rế lên khăn ẩm, cho 30 gr nhân vào, gấp và cuốn lại.
- Cho vào dầu nóng chiên vàng vỏ, vớt ra thấm dầu.
- Một kiểu ăn khác là khi cuốn xong, cho vào ngăn đá cho đông cứng lại. Khi ăn thì cho vào dầu nóng chiên luôn (không rã đông) thấy vỏ bánh vàng là được. Làm như vậy khi ăn thì vỏ giòn mà trong nhân thì còn lạnh.
Chè sầu riêng
Nguyên liệu:
- Cơm sầu riêng
- Đường
- Nước cốt dừa
- Nước cốt chanh
- Sữa đặc
- Lá gelatin
- Phần nước cốt: Sữa cốt dừa, sữa đặc cho vào nồi nấu sôi là tắt bếp. Lá gelatin ngâm vào nước đá lạnh 15 phút. Sầu riêng cho vào máy xay sinh tố cùng với sữa tươi, nước cốt dừa, nước cốt chanh, sữa đặc, đường xay nhuyễn.
Cách thực hiện:
- Cho sữa vào 1 nồi nhỏ, hâm nóng, sau đó vớt lá gelatine cho vào hòa tan, rồi cho hỗn hợp này vào hỗn hợp sầu riêng khuấy đều.
- Đổ hỗn hợp này vào chén hay khuôn.
- Lấy màng bọc thực phẩm bọc lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 5 tiếng là sẽ có món ngon từ sầu riêng tuyệt vời.
Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu được ăn sầu riêng không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm các bài viết khác tại đây:
- Bà bầu ăn cá chép có tốt cho con không?
- Bà bầu ăn cá thu có tốt cho thai nhi không?
- Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?
- Bà bầu ăn giá đỗ có nguy hiểm không?
- Bà bầu ăn rau ngót có tốt không?
- Bà bầu ăn trứng vịt có giúp con thông minh không?
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!