Trong trái lê có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt đẹp. Nhưng liệu bà bầu có thể ăn trái lê được không? Thì Medplus.vn sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này!

1. Bà bầu ăn trái lê có được không?
Trái lê là tên gọi chung của một nhóm thực vật, chứa các loại cây ăn quả thuộc chi có danh pháp khoa học Pyrus. Quả lê được tiêu thụ ở dạng quả tươi, đóng hộp, quả khô cũng như nước ép quả lê. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch hay mứt trái cây, thường được kết hợp với các loại trái quả khác. Nước trái lê lên men được dùng sản xuất rượu lê.
Trái lê rất tốt cho bà bầu vì chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Các chất có trong trái lê đều là các chất cơ thể mẹ rất cần trong thời gian mang bầu.
2. Bà bầu ăn trái lê có được những lợi ích gì?
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra bạn nên ăn nhiều trái lê trong khoảng thời gian đang mang thai. Bạn có thể ăn trái lê trong toàn quá trình mang thai. Nhưng nên ăn uống khoa học và có một liều lượng nhất định cho cơ thể. Và hạn chế ăn lê khi bà bầu mắc các vấn đề về đường tiêu hóa.
Các dưỡng chất có trong trái lê
Theo nghiên cứu: 1 quả lê có xấp xỉ 178 gram sẽ cung cấp cho bạn khoảng 101 calori năng lượng; 06 gram chất béo; 27 gram carbonhydrate (bao gồm 17 gram đường và 06 gram chất xơ) và 01 gram chất đạm. Trung bình ăn 1 quả lê sẽ cung cấp cho bạn 12% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày. Và 10% vitamin K, 06% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magiê, riboflavin, vitamin B-6 và folate. Quả lê cũng chứa các thành phần carotenoid, flavonol và anthocyanin (có trong quả lê có vỏ đỏ). Trong nghiên cứu lão hóa chiều dọc Baltimore (BLSA), lê và táo là những nhà cung cấp số 1 về thành phần flavonol trong bữa ăn.
Chất xơ hay vitamin B6 có trong lê rất cần thiết trong thời gian phụ nữ mang thai. Bà bầu nên lựa chọn ăn lê vào thời gian mang bầu để giúp cơ thể có đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Chất xơ có trong trái lê
Nhờ có 0,6 g lượng chất xơ có trong 1 trái lê mà lê có một tác dụng rất tốt cho cơ thể bà bầu ăn lê. Đó chính là khả năng:
- Nhu đường ruột hỗ trợ giúp tiêu hóa
- Phòng chống có hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch
- Cao huyết áp
- Bệnh táo bón
- Bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.
Đối với những người đang mang thai thì rất hay bị các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy,… Khi ăn lê sẽ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón cũng như nhu đường ruột cho bà bầu.
Vitamin có trong lê giúp phát triển thai nhi
Vitamin C
- Lê chứa vitamin C giúp ngăn ngừa các bệnh về cảm cúm, cảm lạnh, giúp tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể.
- Hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm gan và nhiễm trùng phổi.
- Trong một quả dưa lê trắng chứa 12% vitamin C chống lại nhiễm trùng.
- Giúp tăng hấp thụ chất sắt vì thế tốt cho sức khỏe bà bầu ăn lê.
Vitamin B6
- Vitamin B6 giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi và ngăn ngừa xảy thai cực kỳ hiệu quả.
- Vitamin B6 còn có tác dụng loại bỏ chứng ốm nghén vô cùng hiệu quả dành cho các mẹ bầu ốm nghén.
- Vitamin B6 tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận.
Chất canxi có trong lê
Nhờ một lượng nhỏ canxi co trong trái lê có thể giúp bạn bổ sung lượng canxi cần thiết khi đang mang thai. Mà bạn không cần thiết phải uống thuốc bổ sung canxi.
Axit trong lê tốt cho thai nhi
Axit folic đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành ống thần kinh thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật hệ thần kinh, đề phòng những biến chứng không mong muốn ở não bộ và tủy sống. Mà loại axit folic này có rất nhiều trong lê.
Lưu ý: do axit folic dễ mất trong nhiệt độ cao nên bà bầu muốn có chất này thì nên ăn trái lê tươi, không nấu chín lê để ăn. Nhằm không làm mất chất axit folic cần thiết.
Các loại dưỡng chất khác
- Với lượng khoáng chất: kali, canxi, magie …dồi dào,lê là liều thuốc giải độc tốt cho bà bầu ăn lê.
- Với khoảng 100g lê có chứa đến 116 mg kali. Kali tốt cho tim mạch của mẹ và bé chính vì thế tăng khả năng tái tạo tế bào tốt cho cơ thể.
- Trong trái lê có một lượng 64 calo, giúp cơ thể mẹ cảm thấy năng lượng hơn.
- Lê chứa một lượng lớn magie đảm bảo sức khỏe mẹ và bé tốt nhất trong thai kỳ. Hỗ trợ giảm các triệu chứng khi mang thai trong đó có chứng chuột rút nguy hiểm sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Xem thêm: Lợi ích tốt đẹp của trái xoài!

3. Bà bầu ăn trái lê có nguy hiểm gì đến cơ thể không?
Các chất có trong lê hoàn toàn không có chất nào gây nguy hiểm tới cơ thể bà bầu. Nếu bà bầu ăn lê, chỉ có những lưu ý là:
- Mẹ không nên nấu lê quá lâu. Điều đó sẽ làm lê bị mất chất axit folic quý giá.
- Không ăn lê nếu bạn có dấu hiệu dị ứng với lê. Đặc biệt là khoảng thời gian mang thai.
- Không ăn lê quá nhiều trong một khoảng thời gian dài. Điều này sẽ làm bà bầu xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe.
4. Tác hại khi bà bầu ăn quá nhiều lê
Tại hại của nạp chất xơ từ lê trong thời kì mang thai
Lê chứa lượng chất xơ rất dồi dào. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, trướng bụng, no lâu. Khi bà bầu bị đầy hơi hoặc trướng bụng sẽ dễ bỏ qua các thực phẩm khác. Gây nên tình trạng thiếu chất cho bà bầu và thai nhi.
Chất FODMAPs và fructose có trong lê làm giảm tiêu hóa cho bà bầu
FODMAPs là carbohydrate chuỗi ngắn gây hấp thụ kém, fructose có thể gây tác dụng phụ ở những người rối loạn kém hấp thu. Các triệu chứng chính của rối loạn kém hấp thu là đầy hơi và tiêu chảy.
Dị ứng các chất trong lê
Trong một số trường hợp hiếm, lê có thể gây dị ứng ở miệng hoặc khó chịu trong miệng khi ăn. Khi gặp các triệu chứng này bạn nên ngưng ăn lê hoàn toàn. Nhằm tránh tình trạng bị dị ứng nặng phải uống thuốc.

5. Bà bầu ăn lê và lượng cần thiết cho cơ thể
Các chuyên gia khuyên mỗi ngày tốt nhất chỉ nên ăn 450g trái lê/ ngày chia ra 5 khẩu phần ăn, mỗi phần 80 gam. Vì nếu có ăn hơn tuy không gây hại gì cho sức khỏe nhưng cũng không mang lại lợi ích gì nhiều hơn. Và rất dễ gây thừa chất trong cơ thể, đặc biệt đối với bà bầu ăn lê.
Nên dùng trái cây vào buổi sáng, hạn chế ăn sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn tối.
6. Bà bầu nên ăn lê khi nào?
Bà bầu có thể ăn lê trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai. Có thể bạn không biết sau khi mang thai mà vẫn duy trì ăn lê sẽ giúp cơ thể tiết nhiều sữa cũng như các chất dinh dưỡng có trong sữa.
Đối với lê bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ với cơ thể, không nên ăn dư chất.
7. Những lưu ý khi bà bầu ăn lê
- Không quá nhiều lê trong thời gian đang mang thai.
- Ngưng ăn lê khi có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn lê.
- Không nên nấu lê để tránh mất chất axit folic có trong lê.
- Lựa chọn mua lê ở các cửa hàng uy tín. Không ăn cả vỏ lê, vì có thể bạn không thể rửa sạch thuốc sâu phun bên ngoài trái lê.
- Hạn chế mua lê trái mùa thu hoạch thông thường.
- Chọn lê chú ý lê cần đều quả, cuống nhỏ, chắc tay. Tránh chọn lê vào mùa mưa dễ gây vị nhạt. Chọn lê nên chọn quả có phần đáy lồi ra, đây là những quả giòn, vị ngọt thơm. Bạn cũng nên ngửi và cảm nhận mùi thơm của dưa, dưa càng thơm càng ngọt.

8. Một số món ăn chế biến từ lê cho bà bầu
Dù khuyến cáo không nên nấu lê nhưng nếu mẹ đã ngán ăn lê tươi thì vẫn có một số cách chế biến lê để ăn hoặc để chữa bệnh:
Chế biến lê để chữa bệnh:
- Ho khan do phế nhiệt: bạn dùng một vài quả lê gọt vỏ giã nhỏ, cho đường phèn vào và chưng cách thủy đến khi tan đường. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho.
- Ho nhiều đờm có máu: bạn dùng 1,5kg lê bỏ hạt. Sau khi ninh thành cao, bạn cho mật ong với lượng vừa phải vào và trộn đều. Mỗi lần uống, bạn hòa tan 2–3 thìa con với nước sôi.
- Hôi miệng: bạn ăn 2 quả lê trước khi ngủ.

Chế biến lê để ăn:
Bắp Lợn Tiềm Lê:
Nguyên liệu:
- 200g bắp lợn
- 1 quả lê
- 4 quả táo đỏ khô
- 30g phổ tai khô
- 5g kỷ tử
- 5g nhãn nhục
- 3g đường phèn
- 5g gừng
- 10g dầu hành lá
- 3 thìa súp rượu trắng
Cách thực hiện
- Bắp lợn rửa sạch, để ráo, thái miếng vừa ăn. Lê rửa sạch, cắt làm tư, để nguyên vỏ.
- Táo đỏ và phô mai ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch. Gừng gọt vỏ, thái sợi nhỏ.
- Xếp thịt, lê và các nguyên liệu còn lại vào thố đất, thêm nước dùng. Tiềm khoảng 1 giờ 20 phút.
Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn lê và các dưỡng chất tuyệt vời. Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm các bài viết khác tại đây:
- Bà bầu ăn cá chép có tốt cho con không?
- Bà bầu ăn cá thu có tốt cho thai nhi không?
- Bà bầu có nên ăn hồng xiêm không?
- Bà bầu ăn giá đỗ có nguy hiểm không?
- Bà bầu ăn rau ngót có tốt không?
- Bà bầu ăn trứng vịt có giúp con thông minh không?
- Bà bầu ăn măng khô có được không?
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày!