Bà bầu bị bệnh Crohn phải làm sao?
Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột từng vùng chủ yếu gây loét thành trong của ruột non và ruột già. Nó còn có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào ở hệ tiêu hóa. Bệnh còn có tên gọi khác là u hạt viêm ruột, viêm khu vực đại tràng; viêm ruột khu vực hoặc viêm manh tràng. Vậy bà bầu bị bệnh Crohn phải làm sao?
Bà bầu được khuyên tránh các thực phẩm như thực phẩm cay, rượu và caffeine vì nó có thể làm cho bệnh Crohn tồi tệ hơn.
Triệu chứng bà bầu bị bệnh Crohn
Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Bệnh thường có những triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Sốt
- Mệt mỏi
- Đau bụng và chuột rút
- Có máu trong phân
- Loét miệng
- Giảm thèm ăn và giảm cân
- Đau gần hoặc xung quanh hậu môn
Triệu chứng bà bầu bị bệnh Crohn nặng
- Viêm da, mắt và khớp
- Viêm gan hoặc viêm đường ống mật
Triệu chứng bệnh Crohn nguy hiểm
Nếu mẹ bầu có những thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện hoặc có bất kỳ triệu chứng nào như dưới đây cần gặp bác sĩ ngay:
- Đau bụng
- Có máu trong phân
- Tiêu chảy liên tục mà các loại thuốc không kê đơn không có tác dụng
- Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài từ một hoặc hai ngày
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Những trường hợp bệnh Crohn bà bầu thường quan tâm
- Bệnh Crohn
- Bệnh Crohn điều trị
- Bệnh Crohn slideshare
- Bài giảng bệnh Crohn
- Thuốc điều trị bệnh Crohn
Tác hại của bệnh Crohn đối với mẹ bầu
Biến chứng bệnh Crohn đối với mẹ bầu có thể như sau:
- Tắc ruột: mẹ bầu có thể phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột làm tắc đường ống tiêu hóa.
- Loét. Viêm mãn tính có thể dẫn đến vết loét bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng và hậu môn
- Lỗ rò gần hoặc xung quanh khu vực hậu môn là loại phổ biến nhất
- Nứt hậu môn
- Suy dinh dưỡng, tiêu chảy, đau bụng và chuột rút
- Ung thư ruột kết
- Thiếu máu, rối loạn dưỡng da, loãng xương, viêm khớp và bệnh túi mật hoặc gan
Nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh Crohn
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm ruột từng vùng (Crohn). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh viêm ruột từng vùng thường do:
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và kém vệ sinh
- Hệ miễn dịch suy yếu khiến virus hoặc vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công đường ruột
- Do di truyền
- Hút thuốc lá
- Nghiện rượu bia
- Sống ở vùng có nguồn nước bị ô nhiễm
- Có người thân trong gia đình đã từng bị bệnh Crohn.
*Bệnh Crohn không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Cách chữa trị bệnh Crohn khi mang thai
Hiện nay không có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Crohn. Bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm các triệu chứng, kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa biến chứng. Các biện pháp này có thể bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Nếu chỉ bị tiêu chảy nhẹ, mẹ bầu có thể bổ sung nước và dung dịch Oresol cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh mất nước và suy dinh dưỡng.
Nếu bị tiêu chảy nghiêm trọng và không khỏi sau 3 ngày, mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và vitamin phù hợp.
Bà bầu bị bệnh Crohn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng bà bầu được chuẩn đoán bị bệnh Crohn sẽ làm thai nhi nhẹ cân và dễ sinh non. Trẻ sinh non và nhẹ cân sẽ dễ bị các vấn đề liên quan đến phát triển và cũng dễ bị các bệnh mãn tính hơn. Tỷ lệ trẻ bị các bệnh bẩm sinh cũng tăng gấp đôi so với các mẹ bầu không mắc bệnh.
Lưu ý cho bà bầu bị bệnh Crohn
Để kiểm soát tốt bệnh Crohn, mẹ bầu cần duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh
- Luôn vận động và tập luyện thể thao
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị Crohn phải làm sao? Bà bầu bị Crohn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị Crohn.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp