Bà bầu bị bệnh tim phải làm sao?
Phụ nữ mang thai bị bệnh tim có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Tùy theo mức độ và thời điểm mẹ bầu bị thiếu oxy do bệnh tim mà có thể có những ảnh hưởng khác nhau lên thai nghén. Các trường hợp thường gặp là: thai nghén kém phát triển từ tử cung hay suy dinh dưỡng trong tử cung, thai suy mạn, nhẹ cân so với tuổi thai. Tỷ lệ sảy thai, dọa đẻ non và đẻ non, thai chết lưu và chết trong chuyển dạ cũng cao. Vậy bà bầu bị bệnh tim phải làm sao?
Tuy nhiên, có một tin vui cho các mẹ bầu. Theo Tạp chí Tim mạch châu Âu, bà bầu bị bệnh tim sẽ có tỷ lệ biến chứng rất thấp nếu được điều trị và theo dõi sát sao.

Bà bầu bị bệnh tim được khuyên nên đi khám thai định kỳ để được theo dõi chặt chẽ và tránh các biến chứng. Không được tự ý uống thuốc hoặc điều chỉnh lượng thuốc.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh tim
Trong quá trình hình thành và phát triển thai nhi, cơ thể người mẹ phải làm việc gấp đôi để cung cấp oxy và dưỡng chất cho mình và cho thai nhi. Với một người phụ nữ khỏe mạnh thì đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Thế nhưng, với người bị bệnh tim thì mang thai sẽ tạo thêm áp lực lên tim, khiến quá trình thay đổi này trở nên quá sức và đầy nguy hiểm. Cụ thể những thay đổi ở tim mạch của bà bầu là:
Thể tích máu tăng
Trong quá trình mang thai, thể tích máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng từ 30-50% để nuôi thai thi.
Trong thời gian lâm bồn và chuyển dạ, đặc biệt là khi bà bầu rặn đẻ, lưu lượng máu và áp suất sẽ thay đổi đột ngột. Khi em bé được sinh ra, lưu lượng máu qua tử cung cũng sẽ dồn về tim, tạo áp lực khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Để áp lực lên tim trở về mức bình thường cần vài tuần sau khi sinh.
Nhịp tim tăng
Cứ mỗi phút, tim của mẹ bầu sẽ bơm nhiều máu hơn và nhịp tim sẽ tăng ở mức 10-15 lần/ phút so với phụ nữ không mang thai.
Huyết áp giảm
Do nội tiết tố thay đổi cùng với lượng máu chạy thẳng đến tử cung tăng lên, ở một số phụ nữ mang thai, huyết áp có thể giảm khoảng 10mmHg so với bình thường. Ngoài ra, họ cũng có thể mắc phải tình trạng tăng đông làm tăng nguy cơ huyết khối thuyên tắc.
Triệu chứng bệnh tim trong thai kỳ
Dù có tiền sử mắc bệnh tim mạch hay không thì sản phụ cũng không nên chủ quan với các triệu chứng như:
Ho ra máu, tức ngực, mệt ngực, ngất khi gắng sức do tim bị chèn ép, thay đổi trục
Khó thở, khó thở khi nằm, có thể xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ và nặng dần lên theo tuổi thai
Đau ở bắp chân, chân bị viêm tắc sưng to, đau tăng lên khi sờ vào tĩnh mạch đùi ⇒ dấu hiệu của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Bà bầu bị bệnh tim có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Làm thế nào để bảo vệ thai nhi và ngăn ngừa các biến chứng?
Bất kỳ loại thuốc nào dùng trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Thường những lợi ích của thuốc mang lại sẽ lớn hơn so với những rủi ro nó gây ra. Nếu mẹ bầu cần thuốc để kiểm soát bệnh tình, bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc an toàn nhất với liều lượng thích hợp. Cho nên bà bầu bị bệnh tim hãy tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý uống thuốc hoặc tự điều chỉnh liều lượng.
Những nguy cơ thai nhi có thể mắc phải:
- Sảy thai, thai lưu
- Sinh non
- Suy dinh dưỡng bào thai
- Xuất huyết
- Dị tật bẩm sinh
Những lưu ý khi bà bầu bị bệnh tim
Khi nào bà bầu bị bệnh tim nên đi gặp bác sĩ?
Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn hoặc đến các cơ sở y tế nếu bạn có các triệu chứng hoặc dấu hiệu đáng lo ngại dưới đây:
Khó thở
Hụt hơi, khó thở khi gắng sức hoặc nghỉ ngơi
Nhịp tim tăng nhanh hoặc mạch đập không đều
Đau tức ngực
Ho ra máu hoặc ho vào ban đêm
Bà bầu bị bệnh tim có nên cho con bú không?
Đại đa số bà bầu bị bệnh tim được khuyên nên cho con bú, kể cả khi đang sử dụng thuốc. Nếu các bà bầu lo ngại, có thể nói với bác sĩ của mình để thay đổi biện pháp trị liệu cho phù hợp.
Nếu bà bầu mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ có thể nói cho bạn biết về nguy cơ viêm nội tâm mạc nếu cho con bú. Hiện tượng nhiễm trùng khá phổ biến này có thể đặt bạn vào tình huống nguy hiểm.
Bà bầu bị bệnh tim cần chuẩn bị gì trước khi có thai và trong lúc mang thai?
Trước khi mang thai:
- Khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch và chuyên khoa sản trước khi mang thai để được tư vấn, theo dõi, và kê thuốc.
- Khám tư vấn với chuyên gia về di truyền để xem mẹ có bệnh tim bẩm sinh không, hoặc bệnh tim có nguy cơ di truyền cho con không.
- Siêu âm tim, điện tâm đồ, hoặc trắc nghiệm gắng sức trước khi mang thai (nếu cần)
Khi mang thai:
- Trong khi mang thai nên thường xuyên đi khám bác sĩ để đo độ mờ da gáy thai, siêu âm tim thai (để xác định trường hợp tim bẩm sinh trong bào thai), siêu âm tim mẹ (để dự trù can thiệp tim mạch trước và chuẩn bị sinh).
- Tháng cuối thai kỳ nên đi khám thai mỗi tuần.
- Khi thai được 36 tuần, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn về phương pháp sinh & thời gian nhập viện.
Bà bầu bị bệnh tim ăn uống và sinh hoạt như thế nào?
Có chế độ ăn kiêng hợp lý
Phụ nữ có thai, đặc biệt là khi bị bệnh tim, cần phải áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Không nên bồi bổ quá nhiều đồ ăn dinh dưỡng. Thừa đạm, đường và chất béo sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, đe dọa đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Hạn chế đồ chiên xào
Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Ăn ít muối (≤ 2g/ngày)
Lưu ý rằng ăn mặn sẽ tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy tim và đau tim.
Kiểm soát cân nặng
Tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra các vấn đề về huyết áp, tim mạch, rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ đột ngụy.
Tránh vận động nhiều
Quá trình mang thai cùng với bệnh tim khiến tim phải chịu nhiều sức ép. Vì vậy, nếu bà bầu bị bệnh tim vận động quá mức sẽ khiến tim càng chóng mệt.
Tuy nhiên, cũng không nên lười vận động. Nếu biết cách vận động nhẹ nhàng, lượng cholesterol tăng sẽ khiến mẹ bầu khỏe mạnh hơn.
Medplus khuyến khích bạn nên đi bộ khoảng 30’ mỗi ngày, tùy theo thể lực của mình. Đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ, thai phụ càng không nên lười vận động nhé.
Bổ sung sắt
Khi mang thai, cơ thể bà bầu cần một lượng sắt nhiều hơn bình thường để sản xuất ra các tế bào hồng cầu cần thiết và đưa oxy đi nuôi cơ thể và thai nhi. Thiếu sắt cũng có nghĩa là thiếu máu, từ đó khiến cho tim hoạt động nhiều hơn bình thường để tạo oxy, khiến cho bà bầu khó thở.
Thường xuyên xét nghiệm máu để biết được tình trạng của cơ thể và bổ sung sắt kịp thời.
Ngủ trưa hằng ngày & tránh căng thẳng
Phụ nữ mang thai dễ bị xúc động do tâm lý thay đổi. Đó là những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến người mắc bệnh tim. Lúc ấy, hệ thần kinh của mẹ bầu xuất hiện các phát ứng điều tiết khiến nhịp tim tăng nhanh, người run lên, vã mồ hôi, tâm thần bất ổn,…
Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị bệnh tim phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị bệnh tim.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị té ngã phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị viêm xoang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị tiểu đường phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị huyết áp thấp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị dịch âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp