Bà bầu bị buồn nôn phải làm sao?
Buồn nôn có thể là một trong những dấu hiệu báo hiệu có thai, cũng là một trong những tình trạng thường gặp giai đoạn mang thai. Đây được xem như là triệu chứng đem lại nhiều ảnh hưởng, bất lợi và nhận nhiều “phàn nàn” nhất của thai phụ. Vậy bà bầu bị buồn nôn phải làm sao? Cách trị buồn nôn cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh và dễ dàng là gì?
Buồn nôn thường bắt đầu trong vòng bốn đến tám tuần tuổi thai và dự kiến sẽ giảm dần trong khoảng từ tuần 13 và tuần 14T. Cụ thể bà bầu buồn nôn 3 tháng đầu thai kỳ là phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu sớm hơn và có thể kéo dài lâu hơn. Ngoài ra, không phải mọi phụ nữ sẽ bị buồn nôn trong suốt thời gian của 3 tháng đầu.
Bà bầu bị buồn nôn được khuyên đến gặp bác sĩ và có chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, thai phụ nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Môi trường sống thoáng khí và không bụi bẩn.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị buồn nôn khi mang thai
Buồn nôn khi mang thai là triệu chứng thường gặp, thường xảy ra vào buổi sáng nhưng cũng có trường hợp xảy ra các thời điểm khác trong ngày. Bà bầu bị buồn nôn nhiều hơn bắt đầu từ tuần thứ 6 thai kỳ và kéo dài trong 3 tháng đầu mang thai.
Nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai phần lớn do những thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu. Bà bầu bị buồn nôn nguyên nhân có thể liên quan đến việc sản xuất hormone gonadotropin (HCG). Thường được gọi là hormone thai kỳ, đây là hormone mà cơ thể bắt đầu sản xuất một khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, từ đó gây nên trạng thái buồn nôn.
Có những giả thuyết khác về nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai, có thể kể đến như:
- Estrogen
Estrogen là một loại hormone tăng lên trong thời kỳ đầu mang thai và có thể góp phần gây buồn nôn.
Một dạ dày nhạy cảm có thể trở nên tồi tệ hơn trong khi cố gắng thích nghi với những thay đổi của thai kỳ.
- Căng thẳng
Căng thẳng hoặc mệt mỏi cũng gây ra phản ứng vật lý trong cơ thể, dẫn đến buồn nôn và nôn.
- Dị ứng mùi
Ngoài ra buồn nôn khi mang thai có thể còn do các nguyên nhân như: mùi đồ ăn, mùi không khí lạ, mùi thuốc lá, mùi mỹ phẩm,…Những mùi này là mùi mới hoặc là những mùi quen thuộc với bà bầu trước đó, nhưng do sự thay đổi nhiều yếu tố nên cơ thể không thích ứng đc.
Dấu hiệu bà bầu bị buồn nôn
Phụ nữ mang thai bị buồn nôn thường có những triệu chứng như:
Ăn không ngon, chán ăn.
Phiền muộn,lo âu.
Nhạy cảm với mùi hương.
Chóng mặt.
Khó chịu ở lồng ngực và vùng cổ.
Những trạng thái bà bầu bị buồn nôn thường gặp
Những kiểu nôn khi mang thai thường có ở bà bầu:
Bà bầu buồn nôn về đêm
Bà bầu buồn nôn tháng thứ 4
Bà bầu buồn nôn chóng mặt
Bà bầu buồn nôn tháng cuối
Cách trị buồn nôn khi mang thai cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Bà bầu bị buồn nôn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Dù cho đây là tình trạng thông thường nhưng hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp giảm buồn nôn khi mang thai.
Ngoài ra, nếu trường hợp phải sử dụng đến thuốc thì cần phải có ý kiến của bác sĩ. Chuyên gia y tế sẽ xem xét tình trạng và đưa ra những loại thuốc, liều lượng dùng hoặc các phương pháp điều trị giúp giảm ốm nghén ở bà bầu.
2. Chia bữa ăn thành các phần nhỏ
Phụ nữ mang thai bị buồn nôn hãy thử chia các bữa chính thành các bữa phụ với những phần ăn nhỏ. Ví dụ từ 3 bữa chính hãy chia thành 6 bữa phụ, và ăn cách nhau 2 hoặc 3 giờ. Nếu ăn quá nhiều đồ ăn cùng một lúc, có thể dẫn đến bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu và dẫn đến buồn nôn.
3. Hạn chế kết hợp ăn thực phẩm rắn và lỏng
Khi bà bầu ăn kết hợp thực phẩm rắn và lỏng (như bánh mì, khoai lang, cơm,…với cháo, súp, canh, nước hầm,…) có thể làm cho dạ dày cảm thấy no hơn. Tùy thuộc vào có địa mỗi người, ở một số bà bầu sẽ gây ra đầy hơi và trào ngược axit, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị buồn nôn.
Do đó, mẹ bầu hãy thử chia ra làm 2 lần ăn khác nhau. Ví dụ ăn một phần nhỏ thức ăn trước rồi 2 – 3 giờ sau mới ăn tiếp thực phẩm lỏng (như chế độ 3 bữa chính thành 6 bữa phụ), hoặc 10 – 15 phút mới ăn thức ăn lỏng.
4. Không nuốt nhiều nước bọt
Phụ nữ nên được khuyên không nên nuốt quá nhiều nước bọt, vì điều này có thể làm tăng các triệu chứng buồn nôn. Do đó, bà bầu bị buồn nôn có thể hạn chế bằng cách nhổ nước bọt và làm sạch miệng thường xuyên.
5. Môi trường thoáng khí
Những mùi ẩm mốc, mùi bụi bẩn có thể khiến phụ nữ mang thai bị dị ứng và buồn nôn. Vậy nên, bà bầu hãy lựa chọn những nơi thoáng khí, không khí trong lành để sinh hoạt và nghỉ ngơi. Phòng ngủ, phòng khách nên mở cửa sổ, màn cửa hay chăn, ra giường cũng cần được giặt dũ thường xuyên.
6. Dành thời gian đi bộ, thư giãn
Bên cạnh đó, bà bầu bị buồn nôn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Các mẹ hãy thử tản bộ trong công viên, trong vườn nhà và hít bầu không khí trong lành cùng hương thơm từ cây cỏ. Những điều này sẽ giúp bà bầu cảm thấy phấn chấn, thư thả và cải thiện tâm trạng tốt hơn, cũng là phương pháp đẩy lùi chứng buồn nôn khi mang thai của phụ nữ.
Bà bầu bị buồn nôn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị buồn nôn khi mang thai không gây ảnh hưởng nguy hiểm gì đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng buồn nôn có thể khiến bà bầu chán ăn, ăn không ngon, bỏ bữa. Bà bầu không ăn sẽ không hấp thụ đủ dưỡng chất để nuôi thai nhi, dẫn đến việc thai nhi không khỏe mạnh và chậm phát triển.
Buồn nôn cũng khiến mẹ lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi hơn. Những trạng thái của mẹ cũng sẽ tác động đến bé. Thai nhi lớn lên trong tình trạng stress, ưu phiền cũng khó phát triển khỏe mạnh.
Ăn không ngon, thiếu chất dinh dưỡng, tinh thần kém có thể khiến bà bầu sinh non. Thai nhi sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, dị tật,…
Lưu ý khi bà bầu bị buồn nôn
1. Bà bầu bị buồn nôn nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị buồn nôn nên ăn:
- Ăn đồ ăn nhạt, ít gia vị: bánh quy, bánh mì nướng, khoai tây, cơm, bánh xốp, mì sợi,…
- Các món luộc: cá luộc, thịt luộc, gà luộc, khoai luộc,…
- Thức ăn mềm: cháo, súp, thạch trái cây hoặc thậm chí là kem.
- Các loại trái cây: táo, chuối,…
- Gừng, bạc hà
- Các loại hạt và đậu.
2. Bà bầu bị buồn nôn không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị buồn nôn không nên ăn uống những gì:
- Đồ món ăn có mùi: sầu riêng, mắm tôm, mắm nêm, mắm cá,…
- Món ăn chiên rán, nhiều chất béo.
- Thức ăn có tính axit: hải sản, thức ăn nhanh, bánh ngọt, sữa phô mai, sữa dừa,…
- Tránh các loại thức uống có caffeine và cồn: cà phê, rượu, bia.
3. Bà bầu bị buồn nôn kiêng gì?
Thai phụ bị buồn nôn nên kiêng làm gì:
- Không đến những nơi có không khí ẩm, nhiều khói bụi, không khí bị ô nhiễm.
- Không tiếp xúc với lông thú cưng.
- Không vận động quá nhiều, quá sức.
4. Bà bầu bị buồn nôn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Phụ nữ có thai bị buồn nôn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Tình trạng buồn nôn kéo dài.
- Khó khăn trong ăn uống, bỏ bữa.
- Nôn ra dịch có màu nâu hoặc nôn ra máu.
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Nhạy cảm với mùi hương (mùi đồ ăn, mùi nước hoa,…)
- Tim đập nhanh, khó thở.
- Sụt cân, cụ thể từ 2kg trở lên.
- Hoa mắt, thị lực bị ảnh hưởng.
- Căng thẳng kéo dài.
- Xuất hiện ảo giác.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị buồn nôn phải làm sao? Bà bầu bị buồn nôn có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị buồn nôn.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị chóng mặt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau đầu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị khô da phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp