Bà bầu bị đau đầu phải làm sao?
Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, trong đó bà bầu bị đau đầu 3 tháng đầu thai kỳ là phổ biến nhất. Những cơn đau đầu khi mang thai mang đến cho mẹ bầu những cảm giác khó chịu, luôn bị những cơn đau âm ĩ hoành hành, đem đến những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy phụ nữ mang bầu bị đau đầu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách trị đau đầu hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu là gì?
Bà bầu bị đau đầu được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ. Bên cạnh đó các mẹ không được tự ý sử dụng thuốc, nên tập thể dục thường xuyên, thư giãn cơ thể và tránh nghĩ ngợi quá nhiều.
3 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu
1. Thói quen sinh hoạt không khoa học
Bà bầu bị đau đầu nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Mẹ bầu nếu ăn đúng bữa, bỏ bữa, lười uống nước, thức đêm, thiếu ngủ, sử dụng nhiều thực phẩm chứa cafein,…Là những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau đầu, mệt mỏi, hạ đường huyết, suy nhược.
2. Thay đổi hormone
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ mang thai bị đau đầu là do thay đổi hormone trong cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 80% thai thụ bị đau nhức đầu trong giai đoạn thai kỳ, trong đó có 58% bà bầu bị đau nữa đầu 3 tháng đáu thai kỳ.
3. Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi phát triển khiến cho quá trình lưu thông máu của cơ thể bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng này tác động đến hệ thần kinh và cả não bộ, gây nên tình trạng đau đầu ở bà bầu. Phụ nữ có thai bị nhức đầu 3 tháng cuối, là thời gian thai nhi phát triển nhất, sẽ có những cơn đau nhức đầu nặng hơn.
Dấu hiệu bà bầu bị đau đầu
Bị đau đầu thai kỳ thường có những biểu hiện gì:
Mờ mắt.
Đầu đau nhói, khó chịu.
Cảm giác lâng lâng.
Buồn nôn, nôn mửa.
Rối loạn thần kinh.
Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
Phụ nữ mang thai thường gặp những cơn đau đầu như:
Bà bầu đau đầu buồn nôn
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt
Bà bầu bị đau nửa đầu bên trái
Bà bầu bị đau nửa đầu bên phải
Bà bầu đau đầu tháng cuối
Cách trị đau đầu cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa và không được tự ý dùng thuốc
Bà bầu bị đau đầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Không nên để tình trạng đau quá nhiều mới đi gặp bác sĩ. Các chuyên gia sẽ đưa ra những lời khuyên, hoặc là các cách giúp mẹ bầu trị đau đầu hiệu quả và an toàn.
Nếu mẹ bầu muốn sử dụng thuốc uống hoặc miếng dán giảm đau, tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Bà bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có chỉ định từ người có chuyên môn.
2. Tập thể dục
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp bà bầu tránh những cơn đau đầu khó chịu. Mẹ bầu có thể đi bộ mỗi sáng hoặc lúc chiều tối, vận động tay chân nhẹ nhàng để có được cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Cơ thể khỏe mạnh sẽ mang đến cho mẹ sức đề kháng tốt, giúp phòng tránh những cơn đau đầu hiệu quả.
Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp cho bà bầu là: đi bộ, yoga, ngồi thiền…
3. Nghỉ ngơi, thư giãn
Phụ nữ mang thai bị đau đầu hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn thật tốt. Tránh để cơ thể phải làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều hay vận động quá sức. Những điều này sẽ khiến cơ thể mẹ thêm mệt mỏi, từ đó đẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
Bà bầu hãy dành thời gian nghĩ ngơi, nghe một bản nhạc nhẹ, ăn một ít trái cây hoặc đọc một quyển sách…đây đều là những biện pháp đơn giản nhưng đem đến hiệu quả cho tinh thần. Mẹ bầu không chỉ tránh được các cơn đau đầu, mà những triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, stress đều được đẩy lùi.
Bà bầu bị đau đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ có bầu bị đau đầu nếu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, tăng cân đột ngột, mờ mắt, huyết áp cao,…Thì hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Tiền sản giật hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén, là một trong những trạng thái nguy hiểm nhất ở giai đoạn thai kỳ đối với mẹ bầu.
Hậu quả của tiền sản giật đối với mẹ và thai nhi rất lớn. Những trường hợp xấu thường gặp như: sinh non, suy dinh dưỡng dẫn đến suy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra ốm yếu, chậm phát triển. Đối với thai phụ, mẹ dễ bị ngất xủi, co giật, hôn mê, suy tim thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị đau đầu làm cho tinh thần mệt mỏi, suy nhược, ăn uống không ngon, chán ăn, bỏ bữa. Cơ thể mẹ không khỏe mạnh, không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cũng khiến thai nhi ốm yếu, phát triển kém. Cơn đau đầu kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
Lưu ý khi bà bầu bị đau đầu
1. Bà bầu bị đau đầu nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị đau đầu nên ăn:
- Thức ăn giàu carbonhydrate: hạt diêm mạch, bột yến mạch, kiều mạch, khoai lang, khoai môn, gạo lứt, củ cải đường, ngũ cốc, sake,
- Các loại trái cây như: chuối, dưa hấu, táo, dâu tây, cam, việt quất, bưởi,
- Các loại hạt: hạt vừng, hạt Quinoa,
- Các loại đậu: đậu tây, đậu gà, đậu xanh, thanh long,…
- Rau củ xanh: cải bó xôi, rau dền, bông cải xanh, cà rốt,
- Sữa chua, sữa ít béo.
- Dầu oliu.
- Gừng.
2. Bà bầu bị đau đầu không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị đau đầu kiêng ăn uống những gì:
- Phụ gia thực phẩm: bột ngọt, các chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu thường có trong các món tráng miệng, thực phẩm đóng hộp.
- Thức ăn nhanh, thịt chứa chất bảo quản, đồ hộp.
- Đồ uống có cồn như: rượu, bia.
- Các thực phẩm chứa nhiều đường.
3. Bà bầu bị đau đầu kiêng gì?
Thai phụ bị đau đầu kiêng gì để giúp giảm cơn đau:
- Không đến những nơi có không khí ồn ào.
- Không đến những chỗ đông người.
- không suy nghĩ nhiều.
- Không làm việc quá sức.
- Không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.
4. Bà bầu bị đau đầu cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Phụ nữ có thai bị đau đầu cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Sưng bàn chân, bàn tay, khuôn mặt.
- Sốt.
- Co giật.
- Buồn nôn, nôn.
- Mờ mắt.
- Đau dữ dội.
- Đau thường xuyên.
- Cơn đau đầu kéo dài trong một vài giờ.
- Ngất xỉu.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị đau đầu phải làm sao? Bà bầu bị đau đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau đầu.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị chóng mặt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị khô da phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp