Bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao?
Đau vai gáy (hay còn gọi là đau mỏi vai gáy) là tình trạng đau mỏi tại vùng cổ vai gáy, đôi khi lan lên đỉnh đầu và xuống cả cánh tay. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ kéo dài). Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cột sống của người bệnh. Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến mẹ bầu luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém…ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của mẹ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của em bé trong bụng. Vậy bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao?
Bà bầu bị đau vai gáy được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau vai gáy
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đau vai gáy ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Tăng cân trong thai kỳ
Các bệnh về xương khớp thông thường xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến cân nặng. Chứng đau vai gáy cũng không phải ngoại lệ. Phụ nữ khi mang thai sẽ nhanh chóng tăng cân. Điều này sẽ tác động lên dây thần kinh vùng cổ, vùng gáy tạo nên cảm giác đau nhức.
2. Tình trạng chậm tiêu hóa trong thai kỳ
Khi phụ nữ mang thai ở giai đoạn bụng bầu đã to thì sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị chậm lại. Việc tiêu hóa chậm làm ảnh hưởng đến túi mật, dẫn đến hình thành nên sỏi mật làm đau bụng, đau cổ vai gáy.
3. Tư thế ngủ không đúng
Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba nên ngủ nghiêng về bên trái. Điều này sẽ giúp máu được lưu thông đến nhau thai dễ dàng hơn. Việc giữ mãi một tư thế ngủ này là nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị đau ở gáy và khiến cho bà bầu bị đau vai gáy. Vì vậy thỉnh thoảng bạn cũng nên đổi tư thế một chút và kê một chiếc gối dưới bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
4. Một số nguyên nhân khác
- Ngồi điều hòa quá lạnh, gió phả vào gáy.
- Ngủ trưa hoặc mệt quá thường ngủ gục xuống bàn làm việc.
- Làm việc nhiều giờ liền với máy tính.
- Lái xe sai tư thế.
- Ngủ gối đầu cao.
- Nằm xem ti vi gối đầu cao.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị đau vai gáy
Các triệu chứng của đau vai gáy thường dễ nhận biết, điển hình như:
Cảm giác đau âm ĩ ở vùng cổ, vùng gáy. Đôi khi cơn đau có thể nhói lên bất ngờ như bị điện giật, hoặc đau nhức nhối rất khó chịu.
Những cơn đau của bệnh này có thể kéo từ vùng gáy lan rộng cổ và kéo lên thái dương.
Có cảm giác đau khi ấn vào các gai sau cột sống.
Cơn đau còn có thể chạy sang hai bả vai, xuống hai cánh tay, gây ra cảm giác tê mỏi hoặc làm co cứng ngón tay. Nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì có thể khiến người bệnh bị teo cơ, bại liệt.
Cơn đau diễn biến tệ hơn khi trời trở lạnh hoặc khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đi lại. Đau giảm khi được nghỉ ngơi.
Cảm giác đau nhức, tê mỏi sẽ làm cho các bà bầu khó chịu, mất tập trung, mệt mỏi … có tác động xấu đến không chỉ sức khỏe của mẹ mà còn cả bé.
Những tình trạng đau vai gáy thường gặp ở bà bầu
- Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu.
- Bà bầu đau bả vai.
- Bà bầu bị đau cứng cổ.
- Đau vai khi mang thai 3 tháng đầu.
- Mẹ bầu đau vai gáy có nguy hiểm không.
Cách điều trị đau vai gáy cho mẹ bầu

Đau vai gáy là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị đau vai gáy.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị đau vai gáy, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Cảm giác đau âm ĩ ở vùng cổ, vùng gáy. Đôi khi cơn đau có thể nhói lên bất ngờ như bị điện giật, hoặc đau nhức nhối rất khó chịu.
- Những cơn đau của bệnh này có thể kéo từ vùng gáy lan rộng cổ và kéo lên thái dương.
- Đau khi ấn vào các gai sau cột sống.
- Cơn đau chạy sang hai bả vai, xuống hai cánh tay, gây ra cảm giác tê mỏi hoặc làm co cứng ngón tay.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị đau vai gáy tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và vận động vừa phải sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác
- Điều chỉnh tư thế sinh hoạt (từ đi đứng đến nằm ngủ và làm việc) đúng, hợp lý.
- Khi ngủ không gối cao đầu và khi làm việc cần mắt nhìn thẳng, không ngửa cổ hoặc cúi quá lâu.
- Bà bầu bị đau vai gáy không nên mang vác, bê đồ nặng vì dễ ảnh hưởng tới vùng vai.
- Mẹ bầu chỉ nên đi giày bệt, đi chậm, 2 chân rộng bằng vai để giảm bớt áp lực cho vai.
- Tắm nước ấm để làm dịu cơn đau và giúp hệ thống mạch máu trong cơ thể được lưu thông tốt.
- Massage cơ thể, nhất là vùng vai gáy để khối cơ và dây chằng tại đây được thư giãn.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng và giúp cơ thể dẻo dai hơn.
- Khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường.
Bà bầu bị đau vai gáy có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Đau vai gáy thông thường sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Hầu hết các bệnh nhân đau vai gáy có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Tuy nhiên, những trường hợp nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thai. Điển hình là một số tình trạng như: mang thai ngoài tử cung, hội chứng tiền sản giật hay nguy cơ viêm màng não.
Những lưu ý khi bà bầu bị đau vai gáy
Bà bầu bị đau vai gáy nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh đau vai gáy:
- Thực phẩm giàu axit béo có lợi. Người bị đau vai gáy nên tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit béo có lợi như các loại cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, tôm, cua, tảo,… Loại acid béo omega – 3 thường có trong dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô liu cũng có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp.
- Bổ sung nhiều vitamin. Các loại vitamin C, D, E có tác dụng giảm thiểu cơn đau nhức xương khớp rất tốt. Bên cạnh đó, vitamin C giúp tái tạo collgen nuôi sụn, gân và xương. Vitamin nhóm B và K giúp thư giãn và giảm đau cơ, nuôi xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin thường có ở trái cây và rau củ quả có màu đỏ hay xanh đậm như cà chua, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, cải bó xôi, cải bẹ xanh,…
- Thực phẩm giàu canxi. Canxi là một trong những thành phần có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp. Thực phẩm chứa nhiều canxi là các loại hải sản và sữa tươi.
- Để hỗ trợ điều trị và giảm những cơn đau vai gáy, người bệnh nên chế biến các món ăn ở dạng hấp, luộc.
Bà bầu bị đau vai gáy không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị đau vai gáy không nên ăn:
- Các món ăn quá mặn.
- Các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Các loại chất kích thích.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao? Bà bầu bị đau vai gáy có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi đau vai gáy trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp