Bà bầu bị dị ứng hải sản phải làm sao?
Hải sản là nhóm thức ăn dễ gây ra dị ứng nhất. Dị ứng hải sản xảy ra khi cơ thể có những phản ứng bất thường đối với protein của một số loại hải sản, đặc biệt là với hải sản có vỏ, chẳng hạn như cua, tôm, hàu, sò điệp, mực hoặc bạch tuộc. Tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người mà các phản ứng có thể từ nhẹ cho tới nặng, thậm chí là đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy bà bầu bị dị ứng hải sản phải làm sao?
Nếu bị dị ứng hải sản kéo dài nhiều ngày không khỏi hoặc thường xuyên tái dị ứng thì mẹ nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn
Nguyên nhân bà bầu bị dị ứng hải sản
Phụ nữ đang mang thai rất dễ bị dị ứng hải sản vì sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố. Cơ thể mẹ không kịp thích ứng có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc rối loạn hoạt động. Bên cạnh đó, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng hải sản trong giai đoạn thai kỳ:
- Ba hoặc mẹ bị dị ứng hải sản
- Mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng nói chung
- Cơ địa nhạy cảm
- Sức đề kháng bẩm sinh kém
- Bị hen suyễn hoặc từng bị bệnh này
- Ăn hoặc chế biến hải sản không đúng cách
Triệu chứng dị ứng hải sản khi mang thai
Biểu hiện của tình trạng dị ứng hải sản khi mang thai thường là phát ban đỏ với của các nốt nhỏ li ti; sưng và kèm cảm giác ngứa ngáy. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng dị ứng hải sản có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện:
- Ho
- Ngứa mũi hoặc môi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Đau bụng
- Tiêu chảy
Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng đi kèm sốc phản vệ thì đó là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Cả tính mạng của mẹ và bé đều bị đe dọa nếu không được can thiệp kịp thời. Những triệu chứng sốc phản vệ thường gặp:
- Sưng cổ họng
- Khó thở, thậm chí bị nghẹt thở
- Giảm huyết áp nhanh
- Mạch đập nhanh
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
Phương pháp điều trị cho bà bầu bị dị ứng hải sản
1. Trường hợp nhẹ
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc khắc phục các triệu chứng dị ứng với hải sản. Để giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn và tình trạng dị ứng không bị chuyển biến nặng.
2. Trường hợp nặng
Mẹ bầu có thể được chỉ định tiêm Epinephrine trong trường hợp dị ứng hải sản có dấu hiệu chuyển nặng hoặc nguy cơ gây sốc phản vệ. Liều lượng dùng thuốc cần được bác sĩ chỉ định rõ ràng và giám sát chặt chẽ. Nếu không sẽ gây hại cho thai nhi.
Nguyên tắc điều trị dị ứng hải sản khi mang thai
Mẹ bầu cần được đến cơ sở y tế kiểm tra để đánh giá tình trạng dị ứng và tìm ra giải pháp điều trị thích hợp nhất.
Nguyên tắc tối quan trọng khi mang thai bị dị ứng nói chung và dị ứng hải sản nói riêng là không được tự ý dùng thuốc; Không được tự ý thay đổi liều lượng, rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sử dụng.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần phải thông báo với bác sĩ. Ngoài ra, cần tuân thủ lịch tái khám.
Mẹ bầu bị dị ứng hải sản có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Dị ứng hải sản ở mức độ nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở trường hợp nhẹ, các triệu chứng của dị ứng làm cho người mẹ mệt mỏi và khó chịu. Tình trạng này khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi bị cản trở. Ở mức độ nặng còn có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và con. Thậm chí có thể xảy ra trường hợp còn gây sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.
Lưu ý phòng dị ứng thức ăn khi mang thai
- Tạm ngừng dùng các loại hải sản đã từng hoặc có nguy cơ gây dị ứng khi mang thai
- Đối với thực phẩm đóng hộp, mẹ cần đọc kỹ thành phần xem có những loại hải sản gây dị ứng không
- Thận trọng khi chế biến món ăn có nguyên liệu là hải sản.
- Có thể thay thế dinh dưỡng từ hải sản bằng các thực phẩm như: sữa; trái cây sấy khô; chuối; kiwi; cam; bột yến mạch súp lơ xanh; cải xoăn; rau bina; hạnh nhân; đậu phụ,v.v…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị dị ứng hải sản phải làm sao? Bà bầu bị dị ứng hải sản trên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị dị ứng hải sản.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị gò cứng bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị dễ khóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rối loạn lo âu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị căng tức ngực phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị Corona phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị uốn ván phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp