Bà bầu bị dị ứng mỹ phẩm phải làm sao?
Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, mề đay, sẩn ngứa, mụn mủ khi tiếp xúc với các thành phần có trong mỹ phẩm. So với những vùng da khác, da mặt khi mang thai có độ nhạy cảm cao và dễ tổn thương hơn. Chính vì vậy, sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp có thể khiến da bị kích ứng. Thông thường, các triệu chứng nhẹ có thể thuyên giảm sau 1 – 2 ngày ngừng sử dụng sản phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng, dị ứng mỹ phẩm có thể khiến da sưng viêm nặng, nổi mụn mủ. Vậy bà bầu bị dị ứng mỹ phẩm phải làm sao?

Nếu tình trạng dị ứng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi ngừng sử dụng sản phẩm gây dị ứng; mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu khi bà bầu bị dị ứng mỹ phẩm
Biểu hiện đầu tiên khi bị dị ứng mỹ phẩn là ngứa, khó chịu ngay cả khi đụng vào hoặc không. Vết mẩn ngứa xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể (thường là ở da mặt, lòng bàn tay, bàn chân). Kèm theo cảm giác ngứa là hiện tượng phát ban, nổi đỏ qua da. Thậm chí một số trường hợp còn sưng phù nề ở mặt.
Dị ứng mỹ phẩm chia thành hai cấp độ:
1. Viêm da kích ứng
Biểu hiện thấy rõ thường là bị bỏng da, ngứa, hoặc đỏ ở vùng da tiếp xúc mỹ phẩm. Có thể hết sau 3 – 4 ngày sử dụng, khi da đã quen với sản phẩm. Tình trạng nặng hơn, có thể bị phồng rộp và chảy nước khi gãi.
2. Dị ứng do tiếp xúc với chất kích ứng
Biểu hiện dị ứng này bao gồm: da nổi mụn, mề đay, viêm da tiếp xúc, lão hóa, sốc phản vệ:
- Da nổi mụn: Một số loại mỹ phẩm làm tăng tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn phát triển gây nên mụn.
- Viêm da tiếp xúc: da mẹ bầu sẽ xuất hiện những mảng hồng ban. Nghiêm trọng hơn da có thể bị phù nề, loét ra, chảy dịch và đóng vảy.
- Mề đay: Da sẽ bị sưng, phù nề, đỏ và cảm giác ngứa liên tục hàng giờ liền.
- Lão hóa da: dùng mỹ phẩm chất lượng kém trong một thời gian dài, khiến hệ thống miễn dịch da suy giảm gây ra phản ứng dị ứng. Biểu hiện của lão hóa da dễ thấy nhất là da bị khô, sần sùi, dễ bắt nắng và gây nên sạm nám, làn da nhăn nheo và đốm nâu xuất hiện ngày càng nhiều.
- Sốc phản vệ: những trường hợp mắc phải thường cảm thấy khó thở, buồn nôn, phát ban, sưng đỏ trên da. Tuy nhiên, hiện tượng này khá hiếm gặp
Nguyên nhân gây dị ứng mỹ phẩm khi mang thai
Hai chất thường thấy nhất dễ gây dị ứng da đó là parabens và MIT/CIT do cả hai chất bảo quản này được sử dụng trong khá nhiều trong các loại mỹ phẩm.
1. Parabens
Đây là hợp chất hóa học thường được sử dụng để tạo mùi hương nhân tạo và là chất bảo quản làm tăng hạn sử dụng mỹ phẩm. Nó có thể ở trong rất loại mỹ phẩm khác nhau, từ kem dưỡng, mỹ phẩm trang điểm, dầu gội, nước hoa. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với da, Parabens sẽ gây nên phản ứng cực mạnh làm kích ứng, dị ứng ở da, nhất là với làn da non chưa từng sử dụng kem dưỡng da và sức đề kháng da rất yếu.
2. Methylisothiazolinone (MIT)
Được sử dụng như một chất bảo quản trong các sản phẩm chăm sóc da; sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các nghiên cứu về chất này trong việc dị ứng da và gây tổn hại nếu tiếp xúc với mắt; bởi vì nó được thêm vào như một loại thuốc diệt nấm. Lưu ý chọn sản phẩm có chất lượng và nồng độ đạt tiêu chuẩn an toàn là điều quan trọng.
3. Isopropyl isostearate
Rất nhiều loại mỹ phẩm trên thị trường dù nhiều hay ít cũng có Isopropyl isostearate. Đây là chất có tác dụng làm mềm mịn da. Tuy nhiên, sử dụng mỹ phẩm chứa Isopropyl isostearate quá mức sẽ dẫn đến tình trạng da bị tắc nghẽn lỗ chân lông; làn da dễ bị bí và là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.
4. Silicone
Là loại chất làm mềm mịn da; silicone được ứng dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm các dòng kem nền; kem lót; kem chống nắng; kem dưỡng ẩm. Đây là thành phần chỉ có lợi với da khô, còn với da mụn sẽ gây mụn nhiều hơn.
Cách điều trị dị ứng mỹ phẩm khi mang thai
Bước đầu các mẹ rửa mặt thật sạch lại với nước ấm có pha một chút muối (hoặc muối sinh lý) để hạn chế khả năng nhiễm khuẩn. Đồng thời, ngưng sử dụng tất cả mỹ phẩm giảm chất hóa học kích ứng tiếp tục gây dị ứng, viêm nhiễm ngoài da.
1. Dị ứng mỹ phẩm nhẹ
Trường hợp dị ứng nhẹ có thể áp dụng cách chữa trị dị ứng da tại nhà:
- Mặt nạ mật ong và sữa chua: Trộn đều 1/2 hũ sữa chua và 1 thìa mật ong bôi lên vùng da mặt bị dị ứng. Kết hợp massage và nằm thư giãn khoảng 20 phút; rửa mặt sạch lại với nước. Áp dụng ngày 1 lần và làm liên tục cho tới khi tổn thương da do dị ứng biến mất hoàn toàn.
- Lòng trắng trứng gà: dùng bôi lòng trắng lên vùng da bị dị ứng; giúp da nhanh chóng phục hồi lại, mát da, giảm ngứa, ngừa viêm an toàn.
2. Trường hợp bà bầu bị dị ứng mỹ phẩm nghiêm trọng
Nếu là trường hợp dị ứng da mặt nghiêm trọng, ngứa kết hợp viêm nhiễm; tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia về sản phẩm và cách dùng an toàn với phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị dị ứng mỹ phẩm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu bị dị ứng nghiêm trọng, tình trạng ngứa sẽ đi kèm với hắt hơi, ngạt mũi, khó thở gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Nguy hiểm hơn, thành phần trong mỹ phẩm có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc ung thư.
Những lưu ý cho mẹ bầu bị dị ứng mỹ phẩm
- Dùng sữa dưỡng ẩm hoặc xà phòng không mùi
- Hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm mình quá lâu
- Không gãy, cào trực tiếp lên vết ngứa mà nên chườm mát
- Có thể chườm ấm để giảm cảm giác ngứa.
- Hạn chế tiếp xúc với lông vật nuôi, thực phẩm gây kích ứng; thường xuyên giặt chăn, màn và hạn chế sử dụng mỹ phẩm.
- Súc miệng, xông mũi bằng nước sinh lý và mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị dị ứng mỹ phẩm phải làm sao? Bà bầu bị dị ứng mỹ phẩm trên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị dị ứng mỹ phẩm.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị gò cứng bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị dễ khóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rối loạn lo âu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị căng tức ngực phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị Corona phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị uốn ván phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp