Bà bầu bị dư kẽm phải làm sao?
Nhu cầu kẽm của bà bầu thường cao hơn so với những phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá liều lượng thì bà bầu sẽ nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khoẻ. Việc bổ sung quá nhiều khoáng chất trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hiện tượng thai nhi kém phát triển, sa sút trí tuệ, thậm chí có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Vậy bà bầu bị dư kẽm phải làm sao?
“Lượng kẽm bổ sung cần thiết cho bà bầu thường là 11mg/ngày. Nếu mẹ bầu cần được bổ sung kẽm qua dược phẩm, lưu ý trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược phẩm nào.”
Vì sao bà bầu cần bổ sung kẽm
Kẽm là một trong những khoáng chất cần bổ sung trước, trong và sau thai kỳ, nó đóng vai trò:
- Ngăn ngừa tình trạng sinh non
- Hỗ trợ cho các chức năng của các giác quan vị giác và khứu giác
- Hỗ trợ cho quá trình tổng hợp ADN, protein và phân chia tế bào
- Kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi
- Hỗ trợ và đảm bảo chức năng hệ thống miễn dịch
- Kích thích quá trình hồi phục và làm lành vết thương
Lượng kẽm bổ sung an toàn cho mẹ bầu
Lượng kẽm cần thiết thay đổi theo tuổi của thai vì vậy mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung lượng kẽm phù hợp. Ngoài ra, nhu cầu về kẽm cũng có sự chênh lệch dựa vào độ tuổi của bà bầu, cụ thể là:
- Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên: 11 mg/ ngày
- Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở xuống: 13 mg/ ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 12 mg/ ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở xuống: 14 mg/ ngày.
Tác hại khi bà bầu bị dư kẽm
Theo khuyến nghị, mức kẽm tối đa mà cơ thể có thể tiêu thụ hàng ngày là 40 mg. Khi bà bầu bổ sung vượt quá con số này thì nguy cơ dư thừa kẽm có thể xảy ra. Hiện tượng ngộ độc kẽm thường không xảy ra nếu bà bầu chỉ bổ sung kẽm từ thực phẩm. Ngược lại, dư thừa kẽm ở bà bầu từ dược phẩm lại vô cùng nguy hiểm. Những tác hại phổ biến nhất như là:
- Đau, đắng và cảm thấy vị kim loại ở miệng hoặc cổ họng
- Ớn lạnh
- Chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi
- Buồn nôn nhưng không phải do ốm nghén
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi
- Chán ăn
- Tiêu chảy
- Hoa mắt và chứng ảo giác
- Hệ miễn dịch suy yếu và dễ nhiễm bệnh
- Làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt bên trong cơ thể
- Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
- Các vấn đề liên quan đến tiết niệu nếu lượng kẽm tiêu thụ là hơn 80 mg/ ngày.
- Suy giảm nồng độ sắt và đồng nếu lượng kẽm tiêu thụ là từ 60 đến 450 mg/ ngày
- Nguy cơ chuyển dạ sớm nếu bà bầu thừa kẽm ở tam cá nguyệt thứ 3
Những trường hợp dư kẽm bà bầu thường quan tâm
- Viên kẽm cho bà bầu
- Tác dụng phụ của kẽm
- Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ
- Kem cho bà bầu
- Thuốc kẽm
- Bà bầu bị thừa kẽm
Phòng ngừa dư kẽm khi mang thai
Bà bầu rất dễ bị dư thừa kẽm nếu sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Ngoài ra, trong các loại đồ gia dụng cũng có thể chứa một lượng kẽm clorua tương đối cao. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với đồ vật độc hại, phải lựa chọn nguồn cung cấp kẽm an toàn và trao đổi với bác sĩ liều lượng bổ sung phù hợp.
Thay vì sử dụng dược phẩm, bà bầu có thể lựa chọn các loại thực phẩm để bổ sung kẽm. Bởi thực phẩm là nguồn kẽm an toàn và không gây ngộ độc trong trường hợp quá liều.
Thực phẩm bổ sung kẽm: thịt, rau xanh, sữa, lòng đỏ trứng, đậu, thuỷ hải sản
Bà bầu bị dư kẽm có ảnh hưởng đến thai nhi không
Việc bổ sung quá nhiều khoáng chất trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hiện tượng thai nhi kém phát triển, sa sút trí tuệ, thậm chí có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Nếu mẹ bầu bị dư kẽm ở tam cá nguyệt thứ ba có thể dẫn tới chuyển dạ sớm và những biến chứng sinh non như rối loạn hô hấp mãn tính, nguy cơ tử vong cao ở trẻ nhỏ.
Lưu ý cho bà bầu bị dư kẽm
Những thực phẩm giàu kẽm: ngũ cốc, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt, ngũ cốc hay sản phẩm từ sữa.
Một số thông tin về lượng kẽm có trong thực phẩm như sau:
- 300 gram hạnh nhân có 0.9 mg kẽm.
- 30 gram lạc chứa 0.9 mg kẽm.
- 200 ml sữa tươi chứa 1mg kẽm.
- 200 gram sữa chua không béo chứa 1.8 mg kẽm.
- 100 gram thịt bò chứa 3.7 đến 5.8 mg Kẽm
- 100 gram thịt lợn chứa 1.9 đến 3.5 mg kẽm.
Dù hàu giàu kẽm nhưng mẹ bầu không nên ăn hàu vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị dư Kẽm phải làm sao? Bà bầu bị dư Kẽm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị dư Kẽm.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp