Bà bầu bị dư Vitamin E phải làm sao?
Vitamin E là một dưỡng chất góp phần vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trở nên dễ dàng hơn. Nó còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu, giúp da tóc mịn màng hơn. Ngoài ra, đối với thai nhi, Vitamin E hỗ trợ phát triển của phổi và hình thành cũng như duy trì nhau thai. Tuy nhiên, sự dư thừa của Vitamin E trong thai kỳ có thể khiến trẻ bị dị tật, nhất là ở tim. Vậy bà bầu bị dư Vitamin E phải làm sao?
Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Do đó, hiểu biết đúng mức về các loại vitamin, đặc biệt là vitamin E khi mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh
Triệu chứng và biểu hiện của dư thừa Vitamin E khi mang thai
Việc bà bầu sử dụng quá liều Vitamin E có thể xuất hiện triệu chứng như:
- Cơ thể mệt mỏi
- Buồn nôn
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Mắt bị mờ
- Phụ nữ có thể bị ra kinh huyết quá nhiều hoặc tắc kinh.
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm ruột hoại tử…
- Viêm loét niêm mạc miệng
- Nứt lưỡi
- Viêm thanh quản
Biến chứng nguy hiểm khi bà bầu bị dư Vitamin E
Các chuyên gia khuyến cáo rằng dư vitamin E ảnh hưởng tới quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Các bác sĩ khoa nhi sau khi tiến hành nghiên cứu đã nhận định rằng tình trạng sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của bà mẹ.
Đồng thời, các yếu tố như tiểu sử bệnh tật của gia đình; tuổi và tình trạng tim của mẹ; thói quen xấu như hút thuốc; uống rượu cũng như hàm lượng vitamin E cao trong cơ thể mẹ bầu khi mang thai cũng là nguyên nhân gây ra những vấn đề trong chức năng hoạt động của tim thai nhi.
Những trường hợp dư Vitamin E bà bầu thường quan tâm
- Uống vitamin E 400 khi mang thai
- Uống vitamin E khi mang thai 3 tháng đầu
- Bà bầu dùng vitamin E đắp mặt
- Bà bầu có được bôi vitamin E không
- Vitamin E có ảnh hưởng đến thai nhi
- Vitamin E và sắt có uống chứng được không
- Bầu uống vitamin E được không
- Bà bầu uống vitamin E như thế nào
Các bổ sung Vitamin E đúng cách khi mang thai
Vitamin E được hấp thụ tốt nhất cùng với dầu mỡ, vì vậy, các mẹ bầu nên uống Vitamin E khi đang dung nạp chất mỡ nhiều nhất. Nên uống Vitamin E cùng bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn là tốt nhất.
Tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu khác nhau của cơ thể mà bổ sung vitamin E cho phù hợp. Khi muốn dùng vitamin E bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng vitamin E tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: vitamin E không được dùng cho người thiếu vitamin K do hấp thụ kém hoặc đang điều trị liệu pháp phòng chống đông máu.
Liều lượng bổ sung Vitamin E bằng tổng hợp
- Liều lượng: Phụ nữ mang thai uống Vitamin E cần chú ý liều lượng, không quá 15 – 19mg mỗi ngày. Tuy nhiên, bà bầu không cần lo lắng Vitamin E dư nếu chỉ hấp thụ Vitamin E chỉ thông qua ăn uống đơn thuần.
- Thời điểm uống: Uống vitamin E trước khi mang thai 3 tháng để tăng khả năng thụ thai, trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa (nên kết hợp với vitamin C). Uống vitamin E cùng với thức ăn hoặc ngay sau bữa ăn.
Bà bầu bị dư Vitamin E có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hàm lượng vitamin E trong cơ thể mẹ bầu bị cao sẽ ảnh hưởng đến bệnh tim mạch của trẻ sơ sinh. Các chuyên gia lâm sàng Newzealand đã khẳng định rằng, sử dụng các chất phụ gia của vitamin E trong quá trình mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim của trẻ sơ sinh lên tới 9 lần. Theo thống kê có khoảng 70% mẹ bầu có lượng tiêu thụ vitamin E cao có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ở tim, và những mẹ bầu có một chế độ ăn giàu vitamin E sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật cao gấp 9 lần các trường hợp thông thường.
Lưu ý cho bà bầu khi bị dư Vitamin E
Mẹ bầu lưu ý cần phải tránh các chất phụ gia của vitamin E vì nó ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây, thực phẩm giàu vitamin E. Sẽ rất an toàn cho các bà bầu khi hấp thụ vitamin E từ các loại thực phẩm và hoa quả nguyên chất có kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng.
Các thực phẩm cung cấp Vitamin E khi mang thai
- Rau lá xanh: rau chân vịt, củ cải Thụy Sỹ, bắp cải, củ cải xanh, cải xoăn, bông cải xanh
- Các loại hạt: hạt hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ cười, hạt óc chó và quả hồ đào
- Dầu thực vật: ô liu, mầm lúa mì, hạt cải và dầu ngô
- Hải sản: sò, hàu, cá, tôm
- Ngũ cốc, khoai lang
- Đậu hũ
- Trái bơ, đu đủ, xoài
- Bí ngô, bí xanh và cà chua
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị dư Vitamin E phải làm sao? Bà bầu bị dư Vitamin E có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị dư Vitamin E.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp