Bà bầu bị gan nhiễm mỡ phải làm sao?
Bị gan nhiễm mỡ trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Gan nhiễm mỡ là tình trạng khi mà lượng mỡ trong gan tăng cao, vượt mức bình thường, gây cản trở và làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Đối tượng mắc bệnh rất đa dạng. Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc gan nhiễm mỡ, thường là những tuần giữa và cuối thai kỳ. Vậy bà bầu bị gan nhiễm mỡ phải làm sao?
Phụ nữ có bầu bị gan nhiễm mỡ được khuyến cáo cần có chế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám thường xuyên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể gặp ở thai phụ sinh con lần đầu, phụ nữ đa thai và thai phụ nhẹ cân, trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian mang thai, thai phụ phải hấp thụ quá nhiều chất dường, chất béo, thực phẩm giàu nhiệt lượng, gây ảnh hưởng tới chức năng trao đổi chất của gan, làm tổn thương gan và gây tích tụ mỡ trong tế bào gan, hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, bị thai nghén làm mẹ bầu không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Cho nên thiếu hụt Protein cần thiết cho cơ thể.
Các mẹ bầu ít vận động,làm đồ ăn ứ đọng không chuyển hóa thành năng lượng được. Tình trạng ứ đọng mỡ trong gan nhiều hơn dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ
Những triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị gan nhiễm mỡ
Các mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ thường có những dấu hiệu sau:
Mệt mỏi
Buồn nôn
Ói mửa
Nđầu
Đau bụng ở vùng thượng vị
Chán ăn
Vàng da
Cách khắc phục cho bà bầu bị gan nhiễm mỡ
Thăm khám thường xuyên
Bệnh gan nhiễm mỡ tác động rất nhiều đến quá trình mang thai. Nếu mẹ bầu muốn có thia lần tiếp theo, cần trị dứt điểm nhiễm mỡ trong gan. Các mẹ cần thăm khám theo định kì và thực hiện ngiêm túc các chỉ thị từ bác sĩ chuyên gia.
Người mang thai không được tự ý sử dụng thuốc chữ linh tinh. Nếu sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa được bác sĩ cho phép sẽ gây ra những hậu quá khó lường.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Dinh dưỡng đối với mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ vô cùng quan trọng. Để hạn chế nguy cơ, bà bầu cần tăng cường chất xơ từ rau củ quả, hạn chế ăn mỡ động vật, bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Đặc biệt không sử dụng chất kích thích bởi đây là những tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Tuy nhiên bà bầu không nên kiêng khem quá mức tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tránh thức khuya, bỏ bữa, lười vận động bởi đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm. Đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng thần kinh, ăn uống đúng bữa để cơ thể khỏe mạnh. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế tích lũy mỡ trong cơ thể.
Bà bầu bị gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Gan nhiễm mỡ trong thai kỳ nếu không được điều trị sớm và kiểm soát hiệu quả thì có thể gây biến chứng hôn mê, suy thận, rối loạn đông máu, nhiễm trùng…. Có thể làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, thai chết lưu, thai nhẹ cân,…
Bệnh gan nhiễm mỡ cấp khi có thai cũng có những thể nhẹ. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời tỷ lệ sống cho mẹ hơn 90% và cho thai hơn 60%. Trong thực tế cũng có cả những thể gan nhiễm mỡ cấp khi có thai không thể hiện triệu chứng gì. Nếu chỉ bệnh cảnh lâm sàng thì chưa chắc để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ thai nghén mà phải có sự hỗ trợ của xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hiện đại. Chính vì thế, mẹ không được chủ quan, cần đi khám định kỳ để theo dõi, điều trị một cách hiệu quả nhất.
Một số lưu ý cho bà bầu bị gan nhiễm mỡ
Bà bầu bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Theo một vài chuyên gia chia sẻ, mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ nên bổ sung số loại thực phẩm như:
- Một số loại rau củ quả khuyên nên dùng như: cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ, rau cần…
- Các loại thảo dược tự nhiên: A-ti-sô, trà xanh, lá sen có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ trong gan
- Ăn nhiều cá tươi bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít
Bà bầu bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:
- Tránh ăn vặt và ăn đêm quá nhiều
- Chất béo, mỡ động vật
- Thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… chứa một lượng cholesterol cao
- Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Các thực phẩm này được chuyển hóa tại gan, làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng
- Kiêng các loại gia vị cay, nóng
- Các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị gan nhiễm mỡ phải làm sao? Bà bầu bị gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp