Bà bầu bị giảm cân phải làm sao?
Bị giảm cân trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Đa số mọi người đều nghĩ, khi mang thai bà bầu sẽ dễ tăng cân hơn bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian này do có sự thay đổi về nội tiết nên người mẹ có thể xuất hiện những hiện tượng chán ăn, nôn nghén. Dẫn việc tăng cân rất ít, đôi khi còn khiến mẹ bầu bị giảm cân. Vậy bà bầu bị giảm cân phải làm sao?
Phụ nữ mang bầu bị giảm cân là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo cần có chế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị giảm cân
Trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, tình trạng bà bầu bị giảm cân là khá phổ biến, nguyên nhân là do giai đoạn này có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ.
Sự thay đổi này khá lớn và đột ngột khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đây được gọi là ốm nghén khi mang thai.Theo nghiên cứu, hiện tượng ốm nghén xảy ra với khoảng 80% phụ nữ mang thai, tùy vào đặc điểm mỗi người mà có người thì bị nhẹ, có người thì nặng.
Chính vì thế, một số bà bầu bị sụt cân trong 3 tháng đầu, thường dao động từ 1-2kg. Đến tháng thứ 4, hầu hết các bà bầu sẽ tăng cân.
Dấu hiệu bà bầu bị giảm cân
Các mẹ bầu bị giảm cân thường có những dấu hiệu sau:
Chán ăn
Nôn, ói mửa
Cơ thể mệt mỏi
Nhạt miệng
Nhạy cảm mùi thức ăn
Cảm giác nóng bừng
Dễ cáu gắt
Cách khắc phục cho bà bầu bị giảm cân
Nếu các bà mẹ đang bị giảm cân khi mang thai, trước tiên cần :
- Ăn bất kì khi nào có thể, luôn mang theo đồ ăn nhẹ bên người.
- Ăn nhiều bữa, mỗi bữa chỉ ăn lượng nhỏ vừa đủ.
- Ngủ càng nhiều càng tốt.
- Cắt giảm mọi yếu tố gây căng thẳng cho người mẹ.
- Thử các loại trà gừng, món ăn với gừng để giảm nôn và buồn nôn.
- Uống thuốc bổ sung dinh dưỡng với liều lượng thích hợp.
Nếu các mẹ bầu thấy bị sụt ít nhất 1kg trong mỗi tháng thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bà bầu bị giảm cân có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tình trạng thai phụ bị giảm cân do ốm nghén, khó ăn thì không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng của mẹ và bé. Chỉ cần mẹ thay đổi chế độ ăn uống, vận động hằng ngày thì chỉ sau một thời gian ngắn mẹ sẽ tăng cân.
Trong trường hợp, mẹ giảm cân không kiểm soát được thì mẹ cần đặc biệt cẩn trọng. Vì có thể Không có đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp nuôi thai nhi khiến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và phát triển không toàn diện, tăng nguy cơ dọa sảy thai cao ở tuần thứ 13 của thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến chất dinh dưỡng nuôi bào thai suy giảm đáng kể, trường hợp xấu nhất là thai nhi tử vong và nguy hiểm cho cả mẹ.
Một số lưu ý cho bà bầu bị giảm cân
Bà bầu bị giảm cân nên ăn gì?

Theo một vài chuyên gia chia sẻ, mẹ bầu bị giảm cân nên bổ sung số loại thực phẩm như:
- Chất béo từ thực vật tốt cho sức khỏe như đậu nành, đậu xanh, cá loại đậu khác, vừng, lạc…
- Mỗi ngày cần bổ sung lượng calories từ tinh bột từ 200- 300mcg (cơm, bánh mì, phở, bún…)
- Thức ăn vặt cho mẹ bầu như sữa chua, bánh quy mặn, hạt hạnh nhân khô,… để nhâm nhi mỗi khi đói
- Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin
- Thực phẩm giàu đạm như: thịt, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại đậu…
- Ăn nhiều các loại rau xanh, đặc biệt là rau có màu xanh lá.
Bà bầu bị giảm cân không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:
- Chất béo từ mỡ động vật
- Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hạn chế cà phê
- Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu
- Hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị giảm cân phải làm sao? Bà bầu bị giảm cân có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị giảm cân.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp