Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?
Hắc lào là bệnh do vi nấm cạn thuộc nhóm dermatophytes gây nên. Bệnh có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thường thấy ở chân, tay, bụng, bẹn, ngực,… Hắc lào là bệnh rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chăn màn, quần áo. Bà bầu bị hắc lào có tình trạng nổi mẩn đỏ, phồng rộp và gây ngứa ngáy liên tục. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ gây tổn thương, nhiễm trùng da. Vậy bà bầu bị hắc lào phải làm sao?
Bà bầu bị hắc lào được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị hắc lào
Hắc lào là bệnh do vi nấm cạn thuộc nhóm dermatophytes gây nên. Có nhiều con đường đến tình trạng bị lây nhiễm hắc lào ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Lây từ người sang người
Ký sinh trùng có thể lây lan từ da của người này sang người khác. Vì thế các mẹ bầu không nên tiếp xúc cơ thể trực tiếp, không nên dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh.
2. Lây từ động vật sang người
Nuôi thú cưng trong nhà nhưng không chú trọng việc vệ sinh cho chúng sẽ tạo điều kiện cho các tế bào nấm ký sinh trên cơ thể thú cưng. Trong quá trình sinh hoạt, chúng có thể phát tán khắp nhà và lây bệnh cho con người.
3. Các yếu tố khác
Sống trong môi trường ẩm ướt, thường xuyên mặc quần áo bó sát và đặc biệt là sự suy giảm của hệ miễn dịch trong thai kỳ cũng là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị hắc lào
Các triệu chứng của hắc lào thường dễ nhận biết, cụ thể như:
Nổi các mảng nhỏ màu đỏ hoặc màu nâu, có hình tròn hoặc hình bầu dục.
Vị trí da nổi mẩn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Bề mặt vị trí vùng da bị nổi mẩn có các vảy nhỏ cứng hoặc cũng có thể là các mụn nước nhỏ, phồng rộp.
Những tình trạng hắc lào thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị hắc lào ở bụng.
- Bà bầu bị hắc lào bôi thuốc gì.
- Kem trị hắc lào cho bà bầu.
- Thuốc hắc lào cho bà bầu.
- Mang thai bị lác đồng tiền.
Cách điều trị hắc lào cho mẹ bầu
Hắc lào tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị hắc lào.
1. Diệt mầm bệnh xung quanh bà bầu
Nếu bà bầu đã bị hắc lào, mầm bệnh có thể đã lây nhiễm sang quần áo, đồ lót, khăn tắm của bà bầu. Nói chung những vật dụng sinh hoạt của bà bầu cần được “tẩy trùng” và để riêng ra tránh lây nhiễm cho người khác.
- Trụng nước sôi toàn bộ quần áo, đồ lót, khăn tắm của bà bầu để khử trùng.
- Không giặt chung đồ bà bầu với người khác để tránh lây nhiễm mầm bệnh.
- Kiểm tra thú nuôi, người thân trong nhà còn ai bị hắc lào hay không để cùng điều trị.
2. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị hắc lào, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Nổi các mảng nhỏ màu đỏ hoặc màu nâu, có hình tròn hoặc hình bầu dục.
- Vị trí da nổi mẩn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị hắc lào tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp cùng với giữ vệ sinh đúng cách sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
Bà bầu bị hắc lào có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Bệnh hắc lào là bệnh ngoài da, nên bà bầu bị hắc lào không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát tốt, gây ra nhiều bất tiện và khó khăn cho cuộc sống của bà bầu. Từ đó làm giảm sút tinh thần và sức khỏe người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, trường hợp tự ý sử dụng các loại thuốc bừa bãi và không có sự tư vấn của bác sĩ, thuốc ngấm vào da cũng có thể gây ảnh hưởng tới bé.
Những lưu ý khi bà bầu bị hắc lào
Bà bầu bị hắc lào nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh hắc lào:
- Thực phẩm giàu Vitamin A. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch.Từ đó sẽ giúp ức chế vi khuẩn nấm gây bệnh hắc lào, giảm tổn thương da, hạn chế tình trạng ngứa rát, phồng rộp,… Ngoài ra, vitamin A còn kích thích collagen trong da sản sinh, giảm quá trình sừng hóa, duy trì làn da khỏe mạnh. Vitamin A có trong các loại thực phẩm như: cà rốt, khoai lang, rau bina, dưa hấu, ớt chuông,…
- Thực phẩm giàu Vitamin C. Vitamin C có tác dụng giúp cải thiện vùng da bị tổn thương, ngăn chặn tác động của tia UV và ức chế sự phát triển của vi khuẩn nấm. Các thực phẩm giàu Vitamin C bao gồm: cam, quýt, xoài, dứa,…
- Thực phẩm giàu Vitamin E. Vitamin E cung cấp độ ẩm và giảm bong tróc da. Thành phần này còn có tác dụng chống kích ứng, giảm ngứa rát và bong tróc tại vùng da bị tổn thương. Những loại thực phẩm có chứa Vitamin E bao gồm: dầu oliu, bơ, cá hồi, các loại hạt/đậu,…
- Tỏi. Trong tỏi có chứa rất nhiều thành phần chống oxy hóa, chúng có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Hoạt chất Allicin có tác dụng mạnh mẽ với vi khuẩn nấm gây ra bệnh hắc lào, giúp giảm triệu chứng do bệnh lý này gây ra.
Bà bầu bị hắc lào không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bệnh hắc lào không nên ăn:
- Các loại hải sản.
- Thịt bò, thịt gà.
- Sữa, trứng.
- Đồ uống có cồn như: bia, rượu,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị hắc lào phải làm sao? Bà bầu bị hắc lào có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị hắc lào trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp