Bà bầu bị ho phải làm sao?
Ho là một bệnh lý thông thường và dễ gặp ở bà bầu. Về cơ bản, ho không ảnh hưởng nguy hiểm gì đến tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều bất lợi và khó chịu cho sức khỏe. Theo dân gian, trong giai đoạn thai kỳ ở tuần 26 – 28 mẹ bầu dễ bị ho là do thai nhi mọc tóc. Vậy bà bầu bị ho phải làm sao?
Bà bầu bị ho được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ, lưu ý vệ sinh cá nhân, giữ ấm cho cổ họng. Ngoài ra, mẹ bầu trị ho có thể dùng mật ong hoặc la hán quả.
5 nguyên nhân khiến bà bầu bị ho
1. Do virus
Bà bầu bị ho nguyên nhân phổ biến nhất đó là do virus. Các virus gây nên cảm lạnh, cảm cúm, nóng sốt là là những tác nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị ho. Bằng cách ho, bà bầu sẽ loại bỏ phần nào các virus ấy ra khỏi phổi.
2. Hệ miễn dịch yếu
Chức năng hệ miễn dịch suy giảm là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị ho. Hệ miễn dịch yếu đồng nghĩa với việc cơ thể bà bầu dễ dị các yếu tố bất lợi, các vi khuẩn gây hại tấn công, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Mẹ bầu có cơ địa bị dị ứng
Một số mẹ bầu có cơ địa dị ứng với thời tiết, không khí cũng rất dễ bị ho trong giai đoạn mang thai. Các chất kích thích có trong không khí, đôi khi có trong thuốc lá, nước hoa, lông thú gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của mẹ bầu, làm đường thở khó chịu dẫn đến tình trạng ho thường gặp ở phụ nữ mang thai.
4. Co thắt phế quản
Bà bầu bị ho do co thắt phế quản. Nếu vô tình mẹ bầu bị côn trùng cắn hoặc ăn phải loại thực phẩm nào đó không phù hợp sẽ làm cho các cơ của phế quản hoạt động quá mức. Cơ của phế quản hoạt dộng quá tải sẽ gây ho cho mẹ bầu hoặc dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản,…
5. Viêm mũi thai kỳ
Theo nghiên cứu, có khoảng 20% – 30% phụ nữ mang bầu bị viêm mũi thai kỳ. Viêm mũi thai kỳ xảy ra do hàm lượng estrogen trong cơ thể mẹ bầu tăng lên dẫn đến sưng mang nhầy trong mũi. Hoặc là các triệu chứng mũi kéo dài ở trong giai đoạn mang thai từ 6 tuần trở lên. Các vấn đề viêm mũi thai kỳ làm cho mẹ bầu ho, kho khan, kho có đờm,…gây nhiều bất tiện cho bà bầu.
Dấu hiệu khi bà bầu bị ho
Bà bầu bị ho thường có những dấu hiệu như:
Cổ họng bị ngứa
Có cảm giác khó chịu xuất phát từ phổi đến cổ
Lồng ngứa ngứa rát, như có vật nặng đè lên
5 cách trị ho cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ chuyên môn
Bà bầu bị ho có nên uống thuốc là thắc mắc của phần lớn mẹ bầu khi bị ho. Medplus khuyên rằng bà bầu bị ho nên đi đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ và không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào.
Ho là một triệu chứng thông thường do đó hầu hết mọi người thường ra quầy mua thuốc uống. Nếu là người bình thường, việc làm này có thể không gây hại gì. Tuy nhiên, đối với bà bầu trong giai đoạn mang thai thì cơ thể khá mẫn cảm với nhiều yếu tố, từ thực phẩm, đồ uống và đặc biệt là thuốc. Nếu không có chỉ định của bác sĩ mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc nhé.
2. Lưu ý vệ sinh cá nhân
Vệ sinh tai, mũi, họng và vệ sinh cá nhân cũng giúp bà bầu tránh được tình trạng ho khi mang thai. Vào mùa lạnh, nhiệt độ thời tiết thay đổi hay khó bụi ô nhiễm, khói thuốc, bụi bẩn là các tác nhân khiến cơ thể mẹ suy yếu. Hệ miễn dịch suy giảm sẽ không bảo vệ tốt cho cơ thể mẹ, khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm cúm, nóng sốt,…
Do đó, bà bầu bị ho hãy nhớ vệ sinh cá nhân cẩn thận, không tạo điều khiện cho vi khuẩn có hại tấn công cơ thể.
3. Giữ ấm cho cổ họng
Giữ ấm cho cổ họng là một trong những phương pháp giúp bà bầu trị ho. Cổ họng bị nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân khiến đường hô hấp, cổ và phổi ngứa rát và khó chịu. Khiến bà bầu phải ho để đẩy những vi khuẩn gây ảnh hưởng đó ra khỏi cơ thể.
Bà bầu giữ ấm cho cổ họng bằng cách như là: phòng ngủ thoáng khí, sạch sẽ; ra ngoài hay đi đến những chỗ đông người cần đêo khẩu trang; thời tiết lạnh hãy đeo khăn choàng cổ; tránh để cổ tiếp xúc gió lạnh;…
4. Trị ho bằng mật ong
Mật ong nguyên chất là bài thuốc dân gian hiệu quả được các bà, các mẹ truyền tai nhau để trị ho. Trong mật ong có chứa nhiều thành phần có nhiều có công dụng làm dịu cổ họng, giảm các tình trạng đau rát cổ và ngứa cổ họng. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp kháng khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn hay vi rút gây hại, bảo vệ đường hô hấp khỏe mạnh cho mẹ bầu.
Mẹo trị ho cho bà bầu bằng mật ong: mẹ bầu chỉ cần lấy khoảng 1 muỗng mật ong nguyên chất hòa cùng 200ml – 300 ml nước ấm, sau đó uống vào mỗi buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ. Những triệu chứng ho và rát cổ sẽ được loại bỏ hiệu quả.
5. Trị ho bằng quả la hán
Bên cạnh mật ong, quả la hán cũng được xem như thần dược trị ho hiệu quả. La hán quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, trị ho, chữa viêm amidan,…
Cách trị ho bằng quả la hán cho cho bầu:
- Chuẩn bị 3 quả la hán khô, rửa sạch với nước để loại bụi bẩn.
- Sau đó đập dập hoặc xắt thành từng đoạn nhỏ.
- Đun khoảng 4 lít nước sau đó cho la hán quả vào hãm.
- Nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm 15 phút rồi tắt bếp.
- Bà bầu có thể dùng nước la hán quả thay nước lọc hàng ngày.
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Thai nhi chậm phát triển
Bà bầu bị ho khiến thai nhi chậm phát triển. Ho là nguyên nhân gây ra các trạng thái suy nhược, mệt mỏi dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon ở mẹ bầu. Bà bầu chán ăn dẫn đến việc cơ thể không dung nạp được thực phẩm, không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đó thai nhi cũng sẽ chậm phát triển do thiếu chất.
2. Sinh non
Khi phụ nữ mang thai ho, ho kéo dài hoặc ho liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến tử cung. Những con ho mạnh và liên tục sẽ kích thích dẫn đến các cơn co thắt tử cung. Co thắt tử cung xảy ra nhiều lần dễ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như động thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ ký hơn tiêu chuẩn.
3. Thai nhi bị thiếu oxy
Bà bầu ho nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nhuy hiểm cho bé vì lúc này bé vẫn chưa phát triển ổn định. Mẹ bầu ho nhiều, cơn ho kéo dài thậm chí ho ra máu, ngay lập tức hãy đến cơ sở y tế hoặc đến gặp các bác sĩ chuyên môn. Trường hợp ho ra máu rất có khả năng mẹ bầu đã bị viêm phổi. Viêm phổi ở mẹ bầu khiến thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy dẫn đến vong thai.
4 lưu ý khi bà bầu bị ho
1. Bà bầu bị ho nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho bà bầu bị ho là:
- Giàu vitamin, khoáng chất
- Thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
- Nên thêm các gia vị tính ấm như tỏi, gừng vào món ăn
- Uống nhiều nước
2. Bà bầu bị ho không nên ăn gì?
Phụ nữ mang bầu bị ho cần kiêng những loại thực phẩm như:
- Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm lạnh
- Thực phẩm tanh
3. Bà bầu bị ho nên uống gì?
Phụ nữ mang bầu bị ho nên uống:
- Uống nhiều nước lọc.
- Uống nước ép trái cây.
- Nên uống nước ấm, tránh uống nước kèm đá viên hay nước bảo quản tủ mát
Ngoài ra, có thể sử dụng các bài thuốc dân gian nhưng hiệu quả để trị ho cho mẹ bầu như:
- Nước lá hán quả
- Mật ong pha nước ấm
- Chanh đào mật ong
- Nước gừng
4. Đến gặp chuyên gia sức khỏe ngay nếu
Nếu mẹ bầu gặp những tình trạng sau hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Đau tức ngực
- Ho ra máu
- Sốt cao hơn 38 độ C
- Khó thở
- Cơn ho kéo dài 1 – 2 tuần
Qua những thông tin Medplus đẫ tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị ho phải làm sao? Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị ho.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Danh sách từ khóa bà bầu đặc biệt quan tâm:
- Bà bầu bi ho nên đi khám ở đâu
- Bà bầu bị ho 3 tháng đầu
- Bà bầu bị ho 3 tháng cuối
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp