Bà bầu bị lòi dom nặng phải làm sao?
Bị lòi dom trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Lòi dom là tình trạng một phần hay toàn bộ niêm mạc trực tràng của bà bầu bị sa ra ngoài hậu môn, nó còn được hiểu là bệnh trĩ ở giai đoạn nặng khi viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, các búi dom có kích thước khá khác nhau, thường xuất hiện ở trong và ngoài hậu môn, tình trạng búi dom trong sẽ thường phổ biến hơn. Vậy bà bầu bị lòi dom nặng phải làm sao?
Mẹ bầu bị lòi dom nặng là tình trạng nặng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống bổ sung nhiều chất xơ, nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh sạch sẽ.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị lòi dom nặng
1. Sức ép từ thai nhi
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng phát triển to hơn ở tử cung gây áp lực lên tất cả nội tạng và mô của mẹ. Các tĩnh mạch chủ của mẹ bị đè, cản trở sự tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn tĩnh mạch vùng trực tràng. Do đó, dẫn đến lượng máu lưu thông trong các tĩnh mạch này kém và làm giãn tĩnh mạch, khiến mẹ dễ bị lòi dom.
2. Hormone bị mất cân bằng
Ngoài ra, sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai làm tĩnh mạch mẹ bị sưng, giãn và trở nên yếu dần dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh lòi dom.
3. Các yếu tố khác
Bà bầu thường ít vận động, ngồi quá lâu và nhiều gây chèn ép hậu môn trực tràng làm xuất hiện tình trạng lòi dom.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai dễ rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi, chế độ ăn uống không đủ chất xơ khiến bà bầu bị táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lòi dom.
Dấu hiệu bà bầu bị lòi dom nặng
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lòi dom có các triệu chứng sau:
- Chảy máu hậu môn: Khi đi đại tiện mẹ sẽ thấy máu đỏ tươi trên phân hoặc dính một ít ở giấy vệ sinh.
- Sa búi trĩ: Mẹ sẽ thấy xung quanh hậu môn có xuất hiện một búi nhỏ lòi ra. Sau một thời gian tình trạng bệnh nặng hơn khiến mỗi lần đi đại tiện mẹ phải dùng tay ấn thì búi trĩ mới có thể vào được.
- Ngứa rát hậu môn: Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa rát, và vướng víu ở hậu môn.
- Táo bón: Mẹ bầu bị lòi dom thường khó đi ngoài, phải rặn mạnh mới có thể đại tiện. Điều này khiến búi dom to và giãn ra nhanh hơn.
Cách khắc phục cho bà bầu bị lòi dom nặng
1. Xông hơi bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là phương thuốc tự nhiên, an toàn và lành tính. Có thể điều trị bệnh lòi dom ở bà bầu mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ hãy đun sôi rau diếp cá để xông hơi hậu môn, tận dụng phần nước để rửa và phần lá mẹ dùng để vò đắp lên hậu môn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể kết hợp ăn loại rau này sẽ thấy tình trạng giảm đáng kể.
2. Uống nước hoa mướp và hoa hòe
Mẹ bầu mua 10g hoa hòe, 20g hoa mướp đem hãm chung dùng làm nước uống thường xuyên sẽ giúp tình trạng bệnh lòi dom đỡ hơn.
3. Massage hậu môn
Massage cũng là cách giảm cảm giác khó chịu, nóng rát do búi trĩ gây nên ở mẹ. Mẹ chú ý, không được gãi mạnh làm trầy xước để tránh bị viêm nhiễm vùng da hậu môn.
4. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Mẹ có thể lấy nước ấm ngâm vùng trực tràng nhiều lần trong ngày để hạn chế tình trạng đau đớn do búi trĩ gây ra.
5. Chườm đá lạnh
Mẹ dùng vải bọc vài viên đá lạnh chườm lên hậu môn hàng ngày tầm 5-10 phút để giảm bớt cảm giác đau nóng rát, sưng tấy và giúp búi trĩ hậu môn co lại.
6. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Sau mỗi lần đi vệ sinh, mẹ sử dụng khăn giấy ướt hoặc khăn ẩm lau nhẹ nhàng xung quanh vùng hậu môn, nó có tác dụng hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Bà bầu bị lòi dom nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tình trạng chảy máu càng kéo dài và không có biện pháp khắc phục kịp thời, sẽ dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt. Trong khi đó, nữ giới mang thai cần cung cấp một lượng sắt cực kỳ lớn cho cơ thể. Nếu không sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung, thậm chí còn gây sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc đe dọa tới tính mạng của mẹ và bé. Ngoài ra, còn tăng guy cơ mắc phải một số bệnh viêm nhiễm ở vùng hậu môn như viêm hậu môn, apxe hậu môn. Do búi lòi dom thường xuyên ẩm ướt cũng đe dọa đến sức khỏe của người mẹ và ảnh hưởng tới thai kì. Bệnh lòi dom ở phụ nữ mang thai là một vấn đề cần được quan tâm đúng cách. Chính vì vậy, các mẹ cần phải kiểm soát tốt bệnh tình tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.
Một số lưu ý cho bà bầu bị lòi dom nặng
Bà bầu bị lòi dom nặng nên ăn gì ?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh lòi dom:
- Uống nhiều nước.
- Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
- Trái cây tươi để bổ sung vitamin.
- Các loại thực phẩm nhuận tràng như: chuối, bưởi, cam quýt,…
- Thực phẩm giàu sắt như: hải sản, gan, bí đỏ, cà chua,…
- Các loại dầu thay thế mỡ như: dầu oliu, dầu lanh, dầu cá.
Bà bầu bị lòi dom nặng không nên ăn gì?
Những thực phẩm không nên ăn nếu bị lòi dom trong thai kỳ:
- Thực phẩm nhiều muối.
- Các món cay nóng.
- Đồ ngọt.
- Thức ăn giàu chất béo.
- Các loại chất kích thích: bia, rượu,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị lòi dom nặng phải làm sao? Bà bầu bị lòi dom nặng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi mắc bệnh lòi dom nặng trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp