Bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao?
Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do trực khuẩn Shigella gây nên. Thể điển hình cấp tính có biểu hiện lâm sàng là sốt, đại tiện nhiều lần, phân có nhầy và máu, có những cơn đau quặn bụng và mót rặn khi đại tiện. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và dễ phát thành dịch. Vậy bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao?
Mẹ bầu nghi ngờ bị lỵ trực khuẩn nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng để nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do mách bảo của người khác vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
Triệu chứng bà bầu bị lỵ trực khuẩn
Bao gồm hai hội chứng chính:
1. Hội chứng lỵ
Phân nhầy máu, nhiều lần, lượng phân càng về sau càng ít dần. Trường hợp nặng có thể đến 20 – 40 lần đi đại tiện/ngày. Mẹ bầu mót rặn nhiều, ngày càng tăng, đau thốn vùng trực tràng. Đau bụng quặn từng cơn dọc khung đại tràng trước khi đại tiện. Khám bụng thường thấy đau thốn rõ ở nửa dưới bụng bên trái, vùng đại tràng sigma hoặc đau toàn bộ khung đại tràng.
2. Hội chứng nhiễm khuẩn
Sốt cao 39- 400C, kèm ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn. Có thể có co giật do sốt cao, hoặc do nhiễm độc thần kinh. Sốt có thể tiếp tục cao, nhưng thường sốt giảm sau vài ngày. Thể trạng suy sụp nhanh chóng, mệt mỏi hốc hác, môi khô, lưỡi vàng nâu
Nguyên nhân khiến bà bầu bị lỵ trực khuẩn
Các nguyên nhân sau gây ra bệnh lỵ trực khuẩn như:
- Do tiếp xúc với trực khuẩn Shigella thông qua miệng như: tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.
- Do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm: những người xử lý thực phẩm có thể truyền vi khuẩn cho mẹ bầu ăn thực phẩm hoặc do thực phẩm ở gần khu vực có chứa nước thải ô nhiễm.
- Do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: uống nước hoặc bơi trong môi trường nước bị nhiễm trực khuẩn Shigella cũng là nguyên nhân gây ra lỵ trực khuẩn.
Những trường hợp bị lỵ trực khuẩn bà bầu thường quan tâm
- Lỵ trực khuẩn và lỵ amip
- Bệnh lỵ trực khuẩn
- Lỵ trực trùng
- Hội chứng lỵ amip
- Kiết lỵ
- Bệnh kiết lỵ
- Nhiễm trực khuẩn
Cách chữa trị lỵ trực khuẩn khi mang thai
- Biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh đó là cần phát hiện sớm, sau đó cách ly để điều trị mẹ bầu bị lỵ cấp.
- Cần bảo vệ người chưa bị nhiễm bệnh ít nhất 7 ngày sau khi tiếp xúc với người bị lỵ trực khuẩn.
- Chế biến các món ăn dạng lỏng như canh hoặc cháo, sau đó từ từ quay lại ăn bình thường nhưng không được ăn trái cây và rau củ quả sống
Bà bầu bị lỵ trực khuẩn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.
Lưu ý cho bà bầu tránh bị lỵ trực khuẩn
- Nghỉ ngơi dưỡng sức, vệ sinh phòng ngủ, giặt chăn và tấm trải giường với xà phòng và nước ấm càng thường xuyên càng tốt, đặc biệt là sau khi khỏi bệnh;
- Sử dụng nhà tắm riêng hoặc đeo găng tay chà rửa bồn cầu với dung dịch tẩy; Rửa tay sạch với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Đảm bảo việc thực hiện chế độ ăn uống hợp vệ sinh.
- Tích cực diệt các loài côn trùng
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị lỵ trực khuẩn phải làm sao? Bà bầu bị lỵ trực khuẩn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị lỵ trực khuẩn.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp