Bà bầu bị máu nhiễm mỡ phải làm sao?
Bị máu nhiễm mỡ trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol. Khi bị máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu. Vậy bà bầu bị máu nhiễm mỡ phải làm sao?
Bà bầu bị máu nhiễm mỡ là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống , nghỉ ngơi một cách khoa học và khám định kỳ thường xuyên.
Nguyên nhân bà bầu bị máu nhiễm mỡ
Yếu tố di truyền
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ khi mang thai là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị máu nhiễm mỡ thì khả năng thế hệ sau bị máu nhiễm mỡ là rất cao.
Chế độ ăn uống
Ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ. Khi mang thai, chế độ ăn uống không điều độ, nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường, ít hoa quả và lười vận động cũng khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng máu nhiễm mỡ khi mang thai
Ít vận động
Khi mang thai, người phụ nữ rất cẩn trọng trong việc đi lại, và đặc biệt là vận động mạnh. Nhưng nếu không rèn luyện cơ thể đều đặn bằng những bài tập an toàn cho bà bầu thì rất dễ tạo điều kiện cho bệnh máu nhiễm mỡ phát triển. Bởi chỉ có vận động và các bài tập mới có thể đốt cháy lượng mỡ thừa trong máu.
Stress, mệt mỏi
Khi mang thai, hầu hết các chị em thường xuyên cảm thấy lo âu, mệt mỏi. Cảm giác stress luôn luôn đi liền trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Luôn luôn căng thẳng khiến chị em không có chế độ nghỉ ngơi tập luyện hợp lý. Từ đó, quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị rối loạn, lâu dần gây nên bệnh máu nhiễm mỡ.
Dấu hiệu bà bầu bị máu nhiễm mỡ
Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ:
Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
Xuất hiện cơn đau tim thoáng qua
Đau thắt ngực
Chân tay lạnh, tê bì
Cách phòng bệnh cho bà bầu bị máu nhiễm mỡ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là hãy giảm nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ ngay từ đầu:
- Mẹ bầu nên ăn uống khoa học: Hạn chế sử dụng sản phẩm giàu chất béo, tăng cường ăn rau xanh, thịt trắng, không rượu bia, thuốc lá…
- Mẹ bầu nên vận động thường xuyên; Vận động nhẹ nhàng như đị bộ, tập yoga, ngồi thiền,..
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hi bệnh và có phương án điều trị thích hợp
Bà bầu bị máu nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Máu nhiễm mỡ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tỉ lệ con yêu sau này sinh ra bị máu nhiễm mỡ là rất cao.
Phụ nữ bị máu nhiễm mỡ khi mang thai sẽ không được dùng thuốc giảm mỡ máu trong suốt thai kỳ. Đây sẽ là điều kiện tốt để tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Không những thế, bệnh máu nhiễm mỡ có thể khiến mẹ bầu lẫn thai nhi trong bụng có thể tử vong bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ là việc hết sức nguy hiểm và cần phải được theo dõi liên tục.
Một số lưu ý cho bà bầu bị máu nhiễm mỡ
Bà bầu bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?
Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm sau:
- Các thực phẩm chứa Cholesterol thấp: rau xanh, bí đỏ, nấm hương
- Các sản phẩm được làm từ lạc, đậu thịt nạc…
- Sử dụng loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ từ 1-2%
- Hoa quả ít ngọt như lê, ổi, mận, táo, cam, bưởi…
- Nên ăn cá nhiều hơn thịt để có acid béo hệ Omega-3, loại acid béo này có tác dụng bảo vệ tim mạch. Một số loại cá rất tốt như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá thu…
- Có thể sử dụng lá sen, rau diếp cá, mộc nhĩ, chè xanh, nghệ, ngưu tất, … giúp giảm hàm lượng mỡ trong máu
Bà bầu bị máu nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:
- Hạn chế thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: Mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt bò, thịt chó, thịt dê,…
- Hạn chế những món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt: Mứt, chè, bánh kẹo,…
- các loại đồ uống có cồn, chất kích thích
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị máu nhiễm mỡ phải làm sao? Bà bầu bị máu nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị máu nhiễm mỡ.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp