Bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao?
Nấm vùng kín là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do nấm. Căn bệnh này xảy ra khi độ pH bên trong môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Nấm men phát triển quá mạnh, lấn át lợi khuẩn gây bệnh cho chị em phụ nữ. Loại nấm thường gây bệnh cho âm đạo là nấm Candida. Ngoài ra, còn có một số trường hợp mắc bệnh nấm do siêu vi khuẩn Chalmydida. Đây là căn bệnh chủ yếu mắc phải do con đường tình dục không an toàn. Vậy bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao?
Bà bầu bị nấm vùng kín được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nấm vùng kín
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng nấm vùng kín ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Là nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra bệnh nấm vùng kín cho phụ nữ mang thai. Bởi khi mang thai, cơ thể nữ giới chịu nhiều tác động, ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Các hoocmon tăng cường hoạt động khiến cho vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Rất dễ bị viêm nhiễm. Cụ thể trong trường hợp này là khiến cho nữ giới mắc bệnh viêm âm đạo do nấm.
2. Vệ sinh cá nhân không đảm bảo
Thời kì mang thai là lúc sức đề kháng của nữ giới bị suy giảm. Do đó, trong thời gian này chị em về sinh vùng kín không cẩn thận hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến viêm nhiễm phụ khoa, mắc bệnh nấm vùng kín.
3. Nồng độ pH tại âm đạo mất cân bằng
Khi mang thai, tính kiềm của môi trường âm hộ tăng cao hơn bình thường. Do đó, nếu không chú ý đến sức khỏe, không có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả sẽ khiến thai phụ mắc bệnh nấm âm đạo.
4. Một số nguyên nhân khác
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa âm đạo.
- Không loại bỏ hết lượng khí hư, máu hoặc tinh dịch.
- Mẹ bầu bị stress, mệt mỏi,…
- Những tác nhân bên ngoài như thời tiết ẩm, các bào tử nấm trong không khí có thể rụng và đậu trên quần áo. Khi mặc quần lót ẩm là cơ hội tốt để nấm có thể tấn công gây ra nấm vùng kín.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị nấm vùng kín
Các triệu chứng của nấm vùng kín thường dễ nhận biết, điển hình như:
Ngứa ngáy, đau rát cơ quan sinh dục. Đau rát khi tiểu tiện, xuất hiện những cơn đau bất thường tại vùng bụng.
Môi âm hộ bị mẩn đỏ, sưng tấy.
Khí hư ra nhiều. Dịch nhiều đến mức có thể làm ướt quần lót của nữ giới.
Xuất hiện các nốt sần, cục trắng tại bên trong âm đạo, đóng thành từng mảng tại đáy quần lót.
Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
Những tình trạng nấm vùng kín thường gặp ở bà bầu
- Đặt thuốc trị nấm khi mang thai.
- Bị nấm khi mang thai có nguy hiểm không.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà.
- Bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối.
- Thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu.
- Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc.
Cách điều trị nấm vùng kín cho mẹ bầu
Nấm vùng kín là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nấm vùng kín.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị nấm vùng kín, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Khí hư ra nhiều.
- Xuất hiện các nốt sần, cục trắng tại bên trong âm đạo, đóng thành từng mảng tại đáy quần lót.
- Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
- Môi âm hộ bị mẩn đỏ, sưng tấy.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị nấm vùng kín tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với giữ vệ sinh sạch sẽ và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Uống nhiều nước, khoảng 2 lít/ngày.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh. Lá chè xanh rửa sạch đun kỹ, pha với nước thêm một chút muối rồi vệ sinh ngày 2-3 lần.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn quần chip bằng chất liệu cotton và thay quần chip thường xuyên.
- Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm từ hậu môn cho “vùng kín”.
- Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn.
Bà bầu bị nấm vùng kín có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, hầu hết các mẹ bầu bị nấm vùng kín có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thai .
- Phụ nữ mang thai nhiễm nấm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời nấm ký sinh có thể khiến nhiễm trùng nước ối. Gây sảy thai, sinh non, thai lưu. Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai.
- Một số trường hợp, nấm khiến cho vòi trứng bị tắc. Dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Khi không được can thiệp kịp thời bào thai sẽ bị vỡ, gây chảy máu ổ bụng, nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
- Khi người mẹ sinh con bằng biện pháp sinh thường, khi chui qua âm đạo để ra ngoài, trẻ rất dễ bị nấm ký sinh bám vào cơ thể. Gây nhiễm trùng giác mạc, mù lòa, gây ra các dị tật bẩm sinh. Suy giảm sức đề kháng, mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong những trường hợp không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho trẻ.
Những lưu ý khi bà bầu bị nấm vùng kín
Bà bầu bị nấm vùng kín nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh nấm vùng kín:
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Các loại thực phẩm giàu vitamin A có trong cà rốt, trứng,…
- Các loại thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa,…
- Tăng cường sữa chua, tỏi trong khẩu phần ăn để giảm viêm nhiễm và tăng lợi khuẩn.
Bà bầu bị nấm vùng kín không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị nấm vùng kín không nên ăn:
- Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường.
- Hải sản.
- Rượu bia, thuốc lá.
- Đồ ăn cay nóng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nấm vùng kín trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp