Bà bầu bị nhức mỏi mắt phải làm sao?
Bị mỏi mắt khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Có thể các mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu nhưng bạn hãy bình tĩnh, hãy báo với bác sĩ của bạn để có các lời khuyên an toàn nhất. Vậy bà bầu bị nhức mỏi mắt phải làm sao?
Bà bầu bị nhức mỏi mắt là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên nghỉ ngơi để chống đau nhức mắt.
Triệu chứng bà bầu bị nhức mỏi mắt
- Có gì đó như sạn trong mắt.
- Một cảm giác nóng ở mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Ngứa.
- Chảy nước mắt nhiều.
Nhức mỏi mắt khi mang thai có hại không?
Bị mỏi mắt khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường không có hại. Một số trường hợp đau nhức mắt do bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc, gây cảm giác khó chịu. Mặt khác, không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực. Mẹ bầu hãy bình tĩnh, hãy báo với bác sĩ sớm để có các lời khuyên an toàn nhất.
Những trường hợp nhức mỏi mắt bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị sưng mí mắt
- Chưa mờ mắt cho bà bầu
- Thuốc nhỏ mắt cho bà bầu
- Bầu tháng cuối bị mờ mắt
- Nước mắt nhân tạo cho bà bầu
- Mắt mờ dần khi mang thai
- Bà bầu bị nhức mỏi mắt
- Bà bầu bị ngứa mắt
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhức mỏi mắt
Những lý do gây nhức mỏi mắt khi mang thai:
Thay đổi nội tiết tố:
Khi mang thai, mẹ bầu hay bị rối loạn nội tiết tố, điều này khiến mắt bị khô, mỏi mắt. Nguyên nhân là do khi mang thai cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố khiến việc sản xuất testosterone (hormone giúp hỗ trợ các chức năng của tuyến lệ) của cơ thể chậm lại, điều này dẫn đến mỏi mắt.
Tuyến dầu bị tắc nghẽn
Hoạt động của tuyến dầu (tuyến meibomian) ở phụ nữ mang thai có nhiều khác biệt so với bình thường. Những thay đổi của tuyến dầu khiến nhiều người mọc mụn trứng cá. Đối với những trường hợp khác thay đổi về hoạt động của tuyến dầu lại tác động tới quá trình sản xuất dầu và các lipid – thành phần của nước mắt, có tác dụng bôi trơn mắt. Kết quả là lớp màng nước mắt bao phủ mắt bị ảnh hưởng và khiến mắt bị mỏi.
Cách chữa trị nhức mỏi mắt cho bà bầu
Mẹo điều trị nhức mỏi mắt khi mang thai:
Nước mắt nhân tạo
Nước mắt nhân tạo có thể được sử dụng để làm giảm bớt sự khó chịu do khô mắt và an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Có rất nhiều loại nước mắt nhân tạo khác nhau trên thị trường và mẹ có thể lựa chọn các loại nước mắt nhân tạo này theo tư vấn của bác sỹ. Nước mắt nhân tạo hay các loại thuốc tra mắt khác thường chỉ nên sử dụng trong vòng 15 ngày kể từ khi mở nắp để tránh hiện tượng kích ứng mắt khi sử dụng.
Chườm mi mắt
Chườm gạc ấm lên mi mắt có thể kích thích tuyến dầu hoạt động hiệu quả hơn và giảm tình trạng khô mắt. Chườm nóng ở vùng mắt cũng giúp loại bỏ tình trạng tắc nghẽn của tuyến dầu ở mắt.
Bà bầu bị nhức mỏi mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhức mỏi mắt nhìn chung không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai cơ thể vốn yếu ớt và vô cùng nhạy cảm; việc bị đau mắt có thể dễ dàng kéo theo nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, các bà bầu cần có ý thức phòng bệnh tốt để tránh những tác hại không tốt đến bản thân và thai nhi.
Lưu ý cho bà bầu khi bị nhức mỏi mắt
- Mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch và dung dịch sát khuẩn
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước ấm, phơi ngoài nắng hàng ngày
- Không dùng tay dụi mắt
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt, không dùng chung đồ đạc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có chứa nhiều mầm bệnh như bệnh viện, chợ
- Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhức mỏi mắt phải làm sao? Bà bầu bị nhức mỏi mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhức mỏi mắt.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị gò cứng bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị dễ khóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rối loạn lo âu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị căng tức ngực phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị Corona phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị uốn ván phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp