Bà bầu bị nổi hạch ở cổ phải làm sao?
Hạch là một tổ chức lympho thường có nhiều ở các vị trí như cổ, bẹn, nách, xương đòn, khuỷu tay,… Một khi cơ thể có dấu hiệu bị vi khuẩn tấn công, viêm nhiễm, hạch sẽ nổi to để sản xuất kháng thể chống lại bệnh. Thường thì hạch sẽ xuất hiện và lặn hết sau khi vị trí viêm nhiễm đã khỏi bệnh. Thời gian này kéo dài từ 1-2 tuần. Tình trạng này sẽ làm cho mẹ bầu sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống. Vậy bà bầu bị nổi hạch ở cổ phải làm sao?
Bà bầu bị nổi hạch ở cổ được khuyên nên tuân thủ theohướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nổi hạch ở cổ
Hệ thống bạch huyết trong cơ thể đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rut,… Khi cơ thể bị tác nhân xâm hại và gây viêm nhiễm ở đâu thì hạch nổi lên ở đó. Nổi hạch ở cổ khi mang thai có thể do mẹ bầu đã bị viêm nhiễm ở các vùng như họng, amidan, tuyến nước bọt,…
Các dấu hiệu khi bà bầu bị nổi hạch ở cổ
Các triệu chứng của nổi hạch ở cổ thường dễ nhận biết, điển hình như:
Sốt nhẹ, thậm chí có thể sốt cao.
Mẹ bầu bị đau họng, viêm họng, viêm amidan, ho đờm hoặc ho khan.
Cảm thấy mệt mỏi.
Ăn uống khó khăn.
Xuất hiện hạch ở vùng quanh cổ.
Hạch sưng đỏ, đau nhức.
Những tình trạng nổi hạch ở cổ thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị nổi hạch sau tai.
- Bà bầu bị nổi hạch ở hàm.
- Nổi hạch ở cổ bên phải.
- Bà bầu bị nổi hạch ở cổ không đau.
- Bà bầu bị nổi hạch có sao không.
- Nổi hạch ở cổ bên trái đau.
Cách điều trị nổi hạch ở cổ cho mẹ bầu

Nổi hạch ở cổ tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nổi hạch ở cổ.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị nổi hạch ở cổ , việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Sốt cao.
- Ăn uống khó khăn.
- Hạch sưng đỏ, đau nhức.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Một trong những cách hỗ trợ trị nổi hạch ở cổ hiệu quả chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
Bà bầu bị nổi hạch ở cổ có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Hầu hết các trường hợp nổi hạch đều không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này đi kèm một vài những biểu hiện bất thường khác, mẹ bầu không nên chủ quan mà nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, kiểm tra tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để loại trừ những nguyên nhân gây bệnh khác. Lúc này, hạch cổ rất có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.
- Trường hợp bà bầu nổi hạch ở cổ nguy hiểm nếu đây là hạch lao. Dấu hiệu nhận biết nổi hạch lao ở cổ là hạch thường to, không đau, lúc đầu hạch mọc riêng lẻ và khi tình trạng nặng hơn sẽ mọc thành từng cụm, gây sẹo vĩnh viễn. Phần lớn các ca nổi hạch ở cổ khi mang thai lâu ngày không hết, dẫn đến viêm nhiễm và chảy mủ là dấu hiệu hạch lao đã chuyển biến nặng hơn.
- Một vấn đề nguy hiểm khác khi nổi hạch mà không ai mong muốn đó chính là nổi hạch do hạch ung thư. Cách nhận diện hạch ung thư là kích thước lớn hơn so với hạch thông thường (hơn 1cm) và sẽ không cảm nhận được hạch di chuyển qua lại. Hạch ung thư khá cứng, khi sờ có cảm giác bị đau. Những biểu hiện nguy hiểm kèm theo là bà bầu sẽ sút cân, mệt mỏi, ho ra máu, sắc tố da thay đổi, triệu chứng viêm loét lâu lành,… thì cần thăm khám bác sĩ ngay để được xét nghiệm tầm soát ung thư.
Những lưu ý khi bà bầu bị nổi hạch ở cổ
Bà bầu bị nổi hạch ở cổ nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh nổi hạch ở cổ:
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Các loại rau lá xanh, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, xoài, cam quýt,.. giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Tinh bột từ các loại thực phẩm như: khoai tây, gạo, lúa mì…..
- Bổ sung đầy đủ thịt, cá, đặc biệt là thịt gia cầm cùng với những loại dầu thực vật giàu omega 3.
Bà bầu bị nổi hạch ở cổ nên kiêng ăn gì?
Những thực phẩm nên hạn chế:
- Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,…
- Rau củ có chứa hàm lượng kim loại cao: Rau muống, rau cần, rau má.
- Các món cay nóng.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nổi hạch ở cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nổi hạch ở cổ trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp