Bà bầu bị nổi mụn thịt phải làm sao?
Bị nổi mụn thịt trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Mụn thịt là các u mang nhỏ lành tính chứa đầy keratin của ống tuyến mồ hôi Eccrine. Chúng thường phân bổ thành từng đám trên một vài vùng da nhất định của cơ thể. Rất nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu và tự ti với mụn thịt trên khuôn mặt của mình. Tuy nhiên chẳng mấy ai có thể biết rõ được bản chất thật sự của nó. Vậy bà bầu bị nổi mụn thịt phải làm sao?
Bà bầu bị nổi mụn thịt là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học, tránh tùy tiện sử dụng thuốc.
Nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn thịt
Mọc mụn thịt khi mang thai hình thành do nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:
- Ảnh hưởng của môi trường sống
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi
- Chế độ ăn uống không hợp lý
- Do môi trường nội tiết tố trong cơ thể thay đổi lớn, nhất là ở giai đoạn đầu thai kì.
Không giống như các loại mụn khác, mụn thịt thường xuất hiện nổi cộm trên da rất lâu, không dễ dàng lấy nhân ra bằng tay được.
Cách khắc phục cho bà bầu bị nổi mụn thịt
1. Từ thiên nhiên
Bằng nước chanh
Sử dụng nước cốt chanh, bôi trực tiếp lên mụn thịt mỗi tuần 2 đến 3 lần sẽ giảm nhanh chóng nốt mụn thịt.
Bằng dứa
Dùng một lát dứa mỏng đắp lên nốt mụn thịt mỗi ngày 1 lần và kiên trì để thấy hiệu quả tốt nhất.
Bằng vỏ chuối
Hằng ngày chà vỏ chuối lên nốt mụn thịt cũng khiến nốt mụn xẹp đi nhanh chóng.
2. Những lưu ý khác
- Sử dụng sữa rửa mặt làm sạch da mỗi ngày 2 lần.
- Lựa chọn mỹ phẩm không dầu khi trang điểm, sử dụng kem trị mụn có tác dụng dịu nhẹ (Tốt nhất là không trang điểm)
- Giữ tâm trạng thoải mái để tránh sự bài tiết chất nhờn.
- Đặc biệt cần tránh xa thuốc trị mụn để tránh gây tổn thương hay dị tật thai nhi như: Isotrentinoin; Tetracyline…
Bà bầu bị nổi mụn thịt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đa số phụ nữ có thai bị nổi mụn thịt sẽ không gây hại trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Bởi đây là hiện tượng thông thường do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.
Tuy nhiên, một số người bị nhiều mụn, kéo dài trong suốt thai kỳ khiến tâm lý bị ảnh hưởng do mẹ bầu căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều. Tâm trạng không tốt, buồn phiền kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến stress nặng. Từ đó, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, mẹ bầu có thể bị chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.
Một số lưu ý cho mẹ bầu bị nổi mụn thịt
Bà bầu bị nổi mụn thịt nên ăn gì?
Những loại thực phẩm các mẹ bầu bị nổi mụn thịt nên dùng:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 như cá hồi, cá thu, dầu hướng dương, các loại hạt…).
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm, hoa quả. Rau củ quả có nhiều beta-carotene, giúp giảm bớt bã nhờn và chống viêm một cách tự nhiên.
- Bổ sung probiotic trong chế độ ăn hằng ngày như dùng sữa chua, bắp cải bơ, sô-cô-la đen, tảo vi, súp miso, dưa chua, tempeh, kimchi và trà kombucha.
Bà bầu bị nổi mụn thịt không nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm mà mẹ bầu cần cân nhắc để tránh nổi mụn:
- Đồ uống nhiều đường như nước ngọt, tăng lực, sữa bò, socola…
- Đồ uống gây nóng cho cơ thể như cà phê, rượu
- Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nổi mụn thịt phải làm sao? Bà bầu bị nổi mụn thịt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nổi mụn thịt trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp