Bà bầu bị ốm nghén phải làm gì?
Ốm nghén khi mang thai mặc dù là bình thường, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan. Những cơn buồn nôn kéo dài hoặc buồn nôn vào ban đêm không chỉ khiến mẹ bầu gặp nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, mà đôi khi còn ảnh hưởng lên em bé. Vậy bà bầu bị ốm nghén ban đêm phải làm sao? Cách trị ốm nghén an toàn cho mẹ bầu là gì?
Bà bầu bị ốm nghén ban đêm được khuyên nên thay đổi tư thế khi ngủ, uống nhiều nước. Ngoài ra thì có thể sử dụng các biển pháp như là tránh đồ ăn cay, ăn gừng, thư giãn trước khi ngủ,v.v…
Ba nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ốm nghén
1. Thay đổi nội tiết tố
Bà bầu bị ốm nghén ban đêm do nhiều lý do gây ra, một trong những lý do chính là do sự thay đổi hormone trong ba tháng đầu tiên mang thai khiến bà bầu trở nên nhạy cảm với một số mùi đặc biệt.
2. Khó tiêu
Việc sử dụng thức ăn dầu mỡ hoặc chứa nhiều gia vị sẽ dẫn đến khó tiêu cho một số mẹ bầu và có thể gây ra ốm nghén vào ban đêm.
3. Căng thẳng
Phụ nữ mang thai thường phải trải qua rất nhiều căng thẳng, điều này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ốm nghén vào ban đêm.
Cách điều trị ốm nghén cho bà bầu
1. Sửa tư thế ngủ của mẹ bầu
Trào ngược axit là một nguyên nhân lớn gây ra ốm nghén ban đêm. Do đó, để tránh trào ngược axit, bà bầu hãy kê đầu lên hai gối để giữ cho đầu hơi cao và ngủ quay người sang bên trái. Mẹ bầu cũng có thể kẹp một chiếc gối giữa hai chân để cảm thấy thoải mái hơn.
2. Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ
Hãy ăn thường xuyên nhưng ăn ít, đây là cách tốt nhất để giữ cho phụ nữ mang thai không bị đói hoặc quá no. Nên ăn gì đó cứ sau hai hoặc ba giờ. Tuy nhiên, hãy tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống của mẹ bầu nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, carbohydrate và các chất dinh dưỡng cần thiết khác như vitamin B6 và B12 cho một thai kỳ khỏe mạnh.
3. Tránh thực phẩm cay, thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường
Ăn những thực phẩm không cay như bánh mì nướng, sữa, chuối, cơm, táo,v.v… có thể giúp ngăn ngừa ốm nghén vào ban đêm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu.
4. Uống nước thường xuyên
Uống đủ lượng nước cần thiết là một cách giúp chữa chứng khó tiêu. Giữ một chai nước khoáng hoặc một ly nước chanh gần giường của bà bầu và thỉnh thoảng nhấm nháp nó sẽ giúp cho cơ thể họ có đủ nước.
5. Sử dụng tinh dầu để trị ốm nghén
Thông thường các loại tinh dầu như hoa oải hương và bạc hà sẽ giúp bà bầu thư giãn và giảm bớt cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, nếu một mùi nào đó ở nhà khiến mẹ bầu buồn nôn, hãy mở tất cả các cửa sổ để không khí trong lành có thể vào hoặc sử dụng quạt thông gió.
6. Ăn gừng giúp bà bầu bị ốm nghén
Gừng có đặc tính dược phẩm, có thể chữa buồn nôn và các bệnh khác như ho, cảm lạnh và đau nửa đầu. Mẹ bầu có thể dùng gừng trong chế độ ăn uống hàng ngày dưới dạng trà gừng hoặc trong món salad. Tuy nhiên, chỉ nên dùng từ 1 đến 3 gram gừng mỗi ngày để bảo đảm an toàn sức khỏe.
7. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu mẹ bầu bị ốm nghén nghiêm trọng khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Yêu cầu bác sĩ kê loại thuốc có thể giúp giảm buồn nôn khi mang thai. Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, vì nó có thể có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ của bạn.
8. Thư giãn và tập thể dục trước khi ngủ
Đừng làm việc quá sức. Cơ thể mệt mõi và căng thẳng có thể gây ra buồn nôn. Thay vào đó, hãy thử tham gia các hoạt động như là bấm huyệt, đi dạo hoặc tập yoga hay là massage trước khi đi ngủ. Ngoài ra tắm nước ấm sẽ giúp các giác quan của bạn được thư giãn và giúp mẹ ngủ ngon.
9. Nhớ ăn tối sớm
Nên ăn tối ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ, tốt nhất là không nên ăn sau 19h tối. Điều này giúp thức ăn kịp tiêu hóa và ngăn ngừa trào ngược axit. Việc ăn các loại hạt khác nhau, chuối, cà rốt, cá, gà, rau bina, hành tây, đậu phụ, trứng, sữa chua, v.v… cũng có thể chữa buồn nôn khi mang thai.
Bà bầu bị ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu bị ốm nghén ban đêm sẽ khiến cơ thể thiếu ngủ, suy nhược, mệt mỏi, dẫn đến ăn không ngon hoặc chán ăn. Chán ăn, bỏ bữa khiến mẹ bầu không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thai nhi bị ốm yếu, có khả năng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
2. Nguy cơ sảy thai
Phụ nữ mang thai thường xuyên buồn nôn vào buổi tối cần phải đặc biệt lưu tâm vì mất ngủ sẽ khiến cho hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm. Theo nhiều nghiên cứu, có một điều không may rằng có đến 15 – 20% các trường hợp mang thai dễ bị sẩy thai ở giai đoạn này. Thời gian 3 tháng đầu thai nhi còn rất yếu, rất khó có thể tự mình chống lại các yếu tố bất lợi. Do đó, nếu bà bầu bị ốm nghén nghiêm trọng thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
Lưu ý khi bà bầu bị ốm nghén
Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị ốm nghén nên ăn:
- Thực phẩm giàu protein: trứng, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, bơ, bắp, các loại hạt, cá hồi,v.v…
- Thực phẩm giàu vitamin: cà rốt, khoai lang, bí, rau diếp, trái cây, rau củ, các loại rau có lá xanh thẫm,v.v…
- Thực phẩm giàu khoáng chất (đặc biệt là sắt và canxi): đậu hủ, các loại hạt, cải bó xôi, gà tây, ngũ cốc, khoang lang,v.v…
- Thực phẩm dễ tiêu như: cháo, sữa chua, súp, nước hầm,v.v…
Mẹ bầu bị ốm nghén không nên gì?
Phụ nữ mang bầu bị ốm nghén không nên ăn gì:
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán.
- Các thực phẩm khó tiêu như xôi, bánh mì.
- Các thực thẩm cay hoặc chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt,v.v…
- Các thực phẩm đã nguội lạnh
Khi nào bà bầu bị ốm nghén cần đến gặp bác sĩ?
Phụ nữ có thai bị ốm nghén cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Buồn nôn nghiêm trọng
- Thường xuyên nôn mỗi khi ăn hoặc uống nước
- Đi tiểu ít
- Nôn ra máu
- Cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu
Ốm nghén ban đêm khi mang thai sẽ nguy hiểm đến sức khỏe nếu thường xuyên xảy ra. Nó có thể khiến bạn thức cả đêm và làm bạn căng thẳng. Do đó, bạn hãy cố gắng ngăn chặn nó trong giai đoạn đầu. Nếu bạn bị buồn nôn nghiêm trọng khi mang thai vào ban đêm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị sớm nhất. Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị ốm nghén ban đêm phải làm sao? Bà bầu bị ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị ốm nghén.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Danh sách từ khóa bà bầu thường quan tâm về ốm nghén:
- Bị ốm nghén vào chiều tối
- Ốm nghén nặng
- Cách trị ốm nghén khi mang thai
- Dấu hiệu ốm nghén bé trai
- Biểu hiện ốm nghén
- Các kiểu nghén khi mang thai
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tổng hợp: Tổng hợp