Bà bầu bị quai bị phải làm sao?
Quai bị hay còn có tên gọi là bệnh má chàm bàm, là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây sưng tuyến nước bọt gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus). Về cơ bản, quai bị là căn bệnh lành tính và không gây những biến chứng nguy hiểm nào nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, bà bầu bị quai bị trong ba tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và một số ảnh hưởng xấu nhất khác. Vậy phụ nữ mang thai bị quai bị phải làm thế nào?
Bà bầu bị quai bị được khuyên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị. Không tự ý sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị không có căn cứ khoa học. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị quai bị hãy dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc hay vận động quá sức. Uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm bị gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus quai bị có thể sống sót bên ngoài vật chủ trong thời gian từ 30 – 60 ngày và ở nhiệt độ là 15 – 200 độ C. Virus này sẽ bị giết chết nhanh chóng ở nhiệt độ cao hơn 560 độ C hoặc tiếp xúc các hóa chất diệt khuẩn. Quai bị lây qua đường hô hấp, thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện,…
Bà bầu bị quai bị có thể là do vô tình tiếp xúc, nói chuyện với người bị nhiễm bệnh, hoặc không may ở trong bầu không khí mà người bệnh có khả năng phát tán mầm bệnh (ho, hắt hơi,…). Người không bị bệnh vô tình hít phải sẽ bị virus xâm nhập vào niêm mạc ở mũi miệng, chúng kết mạc rồi di chuyển vào nội tạng bằng đường máu.
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh quai bị lần đầu đều có khả năng miễn nhiễm với căn bệnh này trong suốt phần đời còn lại.
Dấu hiệu bà bầu bị quai bị
Phụ nữ mang thai bị quai bị sẽ có những dấu hiệu như sau:
Sốt cao
Đau đầu
Buồn nôn, nôn
Đau cơ, nhức mỏi toàn thân
Mệt mỏi
Đau vùng mặt hoặc hai bên má
Đau khi nhai hoặc nuốt
Viêm họng
Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai
Chán ăn, kén ăn
Những tình trạng bị quai bị thường gặp ở bà bầu
Những tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang thai bị quai bị:
- Bà bầu bị quai bị 3 tháng đầu
- Có bầu bị quai bị 3 tháng giữa
- Bà bầu bị quai bị 3 tháng cuối
- Bầu 5 tháng bị quai bị
- Bị quai bị khi mang thai tháng thứ 4
- Bị quai bị khi mang thai tháng thứ 5
Cách chữa bệnh quai bị cho bà bầu
Đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ điều trị
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân bị quai bị, thai phụ cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Mặc dù quai bị có thể tự lành sau một khoảng thời gian, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bà bầu bị quai bị không nên chủ quan và hãy đến gặp chuyên gia y tế. Chuyên gia y tế sẽ tiến hành khám và kiểm tra xem chính xác tình hình bệnh của mẹ và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Phụ nữ có bầu bị quai bị cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng như:
- Sốt cao, sốt trên 39 độ.
- Đau hàm khi há miệng.
- Gặp khó khăn khi ăn, bị đau khi nhai hoặc nuốt.
- Họng viêm đỏ.
- Tuyến nước bọt bị sưng, đau khi nuốt nước bọt.
Không tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ
Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị quai bị sẽ sử dụng đến thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại thuốc sẽ phù hợp, tuy nhiên cũng có một số loại sẽ có thành phần không phù hợp với cơ địa bà bầu lúc đó. Do đó, trước khi sử dụng loại thuốc nào mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước.
Bên cạnh đó, có một số phương pháp dân gian được mách bảo là điều trị quai bị rất tốt. Những phương pháp này thường sử dụng các loại cây cỏ, thảo mộc tự nhiên. Tuy nhiên những cách điều trị này lại không có căn cứ khoa học, do đó bà bầu cũng không nên áp dụng.
Một số phương pháp cải thiện bệnh quai bị tại nhà cho bà bầu
Bởi vì quai bị là một loại virus, nó không đáp ứng với thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, bà bầu bị quai bị có thể điều trị các triệu chứng để giúp bản thân thoải mái hơn khi bị bệnh. Có thể kể đến các biện pháp như:
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, không làm việc hay vận đông quá sức.
- Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm túi nước đá.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.
- Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, sữa chua và các thực phẩm khác không khó nhai (nhai có thể khiến bà bầu bị đau do tuyến bị sưng).
- Tránh các thực phẩm và đồ uống có tính axit vì có thể gây đau nhiều hơn.
- Hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với mọi người trong thời gian nhiễm bệnh.
Bà bầu bị quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguy cơ sinh non, sảy thai
Đối với phụ nữ có bầu, bị quai bị khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Bà bầu bị quai bị trong 3 tháng đầu sẽ tăng nguy cơ gây sẩy thai hoặc sinh bé ra bị dị dạng. Mang thai bị quai bị 3 tháng cuối thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu. Vì đây là hai thời điểm nhạy cảm nhất khi mang thai, thời điểm mà cơ thể mẹ bầu yếu nhất nên rất dễ bị các tác hại xấu gây những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Bị quai bị khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng dẫn đến suy nhược. Không những thế, bà bầu còn chán ăn, ăn không ngon do ảnh hưởng của cơn đau hàm. Những tình trạng này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, nếu thai nhi lớn lên trong cơ thể mẹ không khỏe mạnh, không đầy đủ chất dinh dưỡng cùng tinh thần xấu, sẽ có thể gặp các bất lợi xấu như:
- Suy thai.
- Sinh non.
- Sinh ra nhẹ cân, chiều cao không đạt tiêu chuẩn.
- Chậm phát triển.
- Suy dinh dưỡng.
- Khả năng nhận thức kém.
Lưu ý khi bà bầu bị quai bị
Bà bầu bị quai bị nên ăn gì?
Bị quai bị khi mang thai nên ăn và bổ sung các chất sau:
- Ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh, nước hầm, nước ép rau, củ,…
- Thức ăn chế biến từ đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ngự, đậu hà lan,…
- Rau củ quả: rau cải, xà lách, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, bắp cải, bí đỏ, cà rốt,…
- Trái cây giàu vitamin C: đu đủ, chuối, ổi, kiwi, lí đen, dưa hấu, táo, xoài,…
- Uống đủ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày.
Bà bầu bị quai bị không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị quai bị không nên ăn uống những gì:
- Thực phẩm cứng, dai, khó nhai: bánh quy, trái cây sấy khô,
- Thực phẩm quá nhiều chất ngọt: bánh,kẹo, chè, socola,…
- Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm cay: ớt, gừng,…
- Đồ nếp: xôi, bánh chưng, bánh tét, chuối nếp nướng,…
- Thực phẩm chua, lên men: chanh, dưa cải muối chua, củ kiệu,…
- Đồ uống kích thích: rượu, bia.
Bà bầu bị quai bị nên và không nên làm gì?
Người bị quai bị nên làm gì:
- Nên đeo khẩu trang y yế khi đi ra ngoài.
- Che miệng khi hắt hơi, ho hoặc ngáp (lưu ý rửa sạch tay bằng xà phòng).
Người bị quai bị nên kiêng gì:
- Hạn chế đến chỗ đông người, hạn chế giao tiếp với mọi người để tránh lây lan bệnh.
- Kiêng gió và nước lạnh vì sẽ làm vùng quai bị sưng to hơn và gây đau.
- Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị quai bị phải làm sao? Bà bầu bị quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị quai bị.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị đau răng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rụng tóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ù tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nám phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị viêm da dị ứng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp