Bà bầu bị rụng tóc phải làm sao?
Không chỉ riêng bà bầu, tất cả chúng ta đều rụng tóc, đặc biệt là sau khi tắm gội. Theo nghiên cứu, chúng ta có 90% tóc phát triển mỗi ngày, 10% còn lại sẽ là tóc đã trưởng thành sẽ dần rụng để nhường chỗ cho tóc mới tiếp tục mọc. Bà bầu bị rụng tóc nhiều ở giai đoạn từ 4 đến 6 tuần đầu thai kỳ, rụng tóc nhiều ở tháng thứ 5 và sẽ giảm dần sau 3 đến 4 tháng sau sinh. Rụng tóc khi mang thai là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu vẫn nên có những biện pháp chữa trị phù hợp, hoặc ít nhất các mẹ nên biết được nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị rụng tóc là gì? Vậy bà bầu bị rụng tóc phải làm sao?
Bà bầu bị rụng tóc được khuyên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, tránh trường hợp tóc rụng nhiều hơn có thể gây bất lợi cho cuộc sống và thẩm mỹ của mẹ.
Bà bầu trị rụng tóc khi mang thai hãy theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng. Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng sản phẩm chứa nhiều hóa chất và nên để tóc tự nhiên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị rụng tóc
1. Thay đổi hormone
Khi mang thai, hormone progesterone (một loại hormone có tác dụng ngăn chặn các cơn co tử cung, giúp bà bầu an thai) được giải phóng với số lượng lớn trong thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến việc gây khô, đứt và nứt các sợi tóc gần chân tóc.
2. Thiếu dinh dưỡng
Bà bầu bị rụng tóc nguyên nhân có thể là do thiếu vitamin hoặc khoáng chất cần thiết trong cơ thể. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều và đa dạng các chất dinh dưỡng hơn bình thường để cung cấp và nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, việc không cung cấp đúng và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu thì cơ thể sẽ có một số biểu hiện, và rụng tóc là một ví dụ.
3. Ốm nghén
Bà bầu bị ốm nghén cũng có thể gây nên tình trạng rụng tóc. Phụ nữ mang thai bị ốm nghén, buồn nôn sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng của cơ thể bị nôn ra ngoài, dẫn đến tình trạng bị rụng tóc khi mang thai.
4. Căng thẳng khi mang thai
Khi mang thai, tâm trạng của bà bầu rất khó ổn định. Thông thường, mẹ bầu sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu,…Những tình trạng này có thể khiến một số hormone trong cơ thể mẹ thay đổi, dẫn đến bà bầu bị rụng tóc. Trung bình mỗi ngày người bình thường rụng 100 sợi tóc, thì ở bà bầu có thể rụng 300 sợi.
5. Các vấn đề về tuyến giáp
Các rối loạn tuyến giáp, như cường giáp (quá nhiều hormone tuyến giáp) hoặc suy giáp (quá ít hormone tuyến giáp) cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị rụng tóc.
Trong hai tình trạng trên, bà bầu bị suy giáp là phổ biến hơn, ảnh hưởng đến khoảng 2 hoặc 3 trong số 100 phụ nữ mang thai. Triệu chứng của bệnh về tuyến giáp có thể bao gồm: rụng tóc, chuột rút cơ bắp, táo bón và kiệt sức. Khoảng 1 trong 20 phụ nữ cũng có thể gặp các vấn đề về tuyến giáp (viêm tuyến giáp sau sinh) sau khi sinh em bé. Trong mọi trường hợp, các vấn đề về tuyến giáp thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khiến bà bầu bị rụng tóc có thể kể đến nữa là:
- Chăm sóc tóc không tốt.
- Bị nấm da đầu.
- Thiếu sắt khi mang thai.
- Phụ nữ mang thai bị tiểu đường.
- Bị cao huyết áp hoặc trầm cảm (thuốc trị bệnh có thể gây ra tình trạng rụng tóc).
Những tình trạng rụng tóc thường gặp ở bà bầu
Phụ nữ mang thai bị rụng tóc thường ở những giai đoạn và có các tình trạng sau:
Bà bậu bị rụng tóc 3 tháng đầu mang thai
Mang thai bị rụng tóc 3 tháng giữa
Có bầu bị rụng tóc 3 tháng cuối
Có bầu bị rụng nhiều tóc
Bà bầu bị rụng tóc sau khi tắm, khi lấy tay vuốt tóc
Cách khắc phục tình trạng rụng tóc khi mang thai
1. Đến gặp chuyên gia sức khỏe
Bà bầu bị rụng tóc nếu rụng quá nhiều thì nên đi đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của mẹ, tìm ra nguyên nhân và giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng rụng tóc khi mang thai. Ngoài ra, nếu phải dùng đến phương thức điều trị, bà bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo rằng cách điều trị này là phù hợp với thể trạng của mẹ tại thời điểm đó.
Bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngày nếu gặp các tình trạng rụng tóc như:
- Rụng tóc nhiều hơn so với bình thường.
- Rụng tóc khiến bà bầu bất an, lo lắng.
- Ăn không ngon miệng, bỏ bửa.
- Ngủ không sâu, mất ngủ.
2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Phụ nữ mang thai bị rụng tóc khi mang thai nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bà bầu nên chọn chế độ ăn nhiều rau và trái cây, có chứa chất chống oxy hóa và flavonoid. Điều này khuyến khích sự phát triển của tóc và bảo vệ các nang tóc. Ngoài ra, hãy bổ sung chế độ ăn uống của mẹ với Vitamin C, E, B và kẽm với lượng vừa phải.
3. Tránh các sản phẩm hóa học
Các mẹ có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều sản phẩm trên thị trường với công dụng chăm sóc và phục hồi tóc. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ bầu nên kiểm tra kỹ các thành phần có trong sản phẩm và xem xét có nên dùng hay không. Vì phần lớn các sản phẩm này đều chứa các thành phần hóa học và thành phần hóa học thì không tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là bà bầu bị rụng tóc.
Bà bầu có thể lựa chọn những sản phẩm ít cấu tạo hóa học hoặc những sản phẩm thảo mộc từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, các mẹ có thể tự nấu nước tắm gội tại nhà từ các dược liệu tự nhiên như: bồ kết, bưởi, chanh,…
4. Hãy để tóc tự nhiên
Chị em phụ nữ có thói quen làm tóc, nhuộm hay uốn tóc để làm đẹp. Tuy nhiên, giai đoạn mang thai bà bầu không nên dúng bất kỳ phương pháp gì tác động đến tóc. Nhuộm tóc, duỗi hay nhuộm sẽ phải dùng đến thuốc, và những thành phần trong thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc bệt, bà bầu bị rụng tóc thì càng không nên làm đẹp cho tóc, vì tóc của mẹ đang rất yếu.
Ngoài ra, những hành động như thắt bím, cột chặt, vấn tóc cũng không nên làm để tránh tình trạng bó buộc tóc. Tốt nhất bà bầu hãy để tóc tự nhiên, hoặc nếu cần thiết thì chỉ nên cột nhẹ tóc bằng những sản phẩm mềm, không gây áp lực cho tóc.
5. Một số phương pháp khác
Bên cạnh những phương pháp trên, bà bầu bị rụng tóc có thể áp dụng những cách khác như:
- Không chải tóc khi mới gội đầu xong, vì lúc này tóc ướt nên chân tóc rất yếu.
- Khi muốn sấy tóc, hãy chọn chế độ sấy mát.
- Hạn chế chải tóc bằng lược nhược, lược có răng dày. Hãy sử dụng lược răng thưa hoặc dùng tay vuốt cho tóc thẳng.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và tốt cho tóc, tất nhiên là phải có ý kiến của chuyên gia trước.
Bà bầu bị rụng tóc có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai bị rụng tóc không phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiệm trọng gì cho mẹ và bé, do đó các mẹ không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến tâm trạng và thai nhi.
Tuy nhiên, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân bị rụng tóc để khắc phục. Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn uống không lành mạnh, không đầy đủ chất dinh dưỡng thì hãy bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết vào thực đơn hàng ngày. Các chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi nuôi thai nhi, do đó nếu cơ thể bà bầu không có đủ chất dinh dưỡng thì đồng nghĩa với việc bé cũng sẽ không đủ điều kiện phát triển khỏe mạnh. Thai nhi không đủ chất để phát triển khỏe mạnh, thì khả năng cao sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
- Sinh non
- Thai nhi chết lưu
- Bé sinh ra nhẹ cân so với tiêu chuẩn
- Chậm phát triển
- Suy dinh dưỡng, còi xương, ốm yếu
Trường hợp bà bầu bị rụng tóc do suy tuyến giáp, thì cần phải có phương thức điều trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bị suy giáp khi mang thai mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, thai nhi sẽ có nhiều nguy cơ bị các tình trạng sau:
- Tỷ lệ sảy thai cao gấp hai lần người bình thường.
- Tỷ lệ chết chu sinh khoảng 20 %.
- Bé khi sinh ra có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh cao hơn 20% so với bình thường.
Lưu ý khi bà bầu bị rụng tóc
Bà bầu bị rụng tóc nên ăn gì?
Bị rụng tóc khi mang thai nên ăn và bổ sung các chất sau:
- Thực phẩm chứa vitamin A: cà rốt, khoai lang, rau sẫm màu, quả bí, rau díp, trái cây sấy khô,…
- Thực phẩm chứa vitamin C: trái cây họ cam quýt, cải xoăn, súp lơ, bắp cải, cà chua, khoai tây, cải bó xôi, ổi, kiwi, dâu tây,…
- Thực phẩm chứa sắt: các loại hạt (óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều,…), đậu hủ, gà tây, ngũ cốc, thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), hải sản, bông cải xanh, cải xoăn, quả chà là,…
- Thực phẩm chứa kẽm: hải sản, ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt vừng, thịt, trái cây (lựu, bơ, quả mâm xôi,…), các loại rau củ,…
- Uống đủ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày.
Bà bầu bị rụng tóc không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị rụng tóc không nên ăn uống những gì:
- Thực phẩm quá nhiều chất ngọt: bánh,kẹo, chè, socola,…
- Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm cay: ớt, gừng,…
- Đồ uống kích thích: rượu, bia.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị rụng tóc phải làm sao? Bà bầu bị rụng tóc có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị rụng tóc.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị ù tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nám phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị viêm da dị ứng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị bỏng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị bong tróc da tay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp