Bà bầu bị sa tử cung phải làm sao?
Sa tử cung (hay còn gọi là sa thành âm đạo, sa dạ con, sa sinh dục) xảy ra khi thành tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí nặng hơn là toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. Bị sa tử cung khi mang thai là điều hiếm gặp, tuy nhiên tình trạng này lại mang đến những nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị sa tử cung phải làm sao?
Bà bầu bị sa tử cung được khuyên nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, hãy thử tập các bài tập Kegel để nâng cao sức khỏe vùng cơ chậu. Dành thời gian nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị sa tử cung
1. Cơ xương chậu suy yếu
Tử cung của mẹ được giữ ở vị trí bên trong khung chậu bởi một nhóm các cơ và dây chằng. Khi các cấu trúc này suy yếu, chúng không còn khả năng giữ tử cung ở nguyên vị trí, dẫn đến hiện tượng tử cung di chuyển xuống dưới. Một số yếu tố có thể góp phần làm suy yếu các cơ xương chậu, bao gồm:
- Mất trương lực cơ do hậu quả của lão hóa.
- Chấn thương trong khi sinh, đặc biệt là nếu mẹ đã có nhiều em bé hoặc em bé lớn (hơn 4 kg).
- Béo phì.
- Táo bón mãn tính.
- Ho mãn tính.
2. Một số nguyên nhân khác dẫn đến sa tử cung khi mang thai
- Mang thai đôi hoặc đa thai
- Tuổi cao
- Lão hóa
- Thai quá lớn
- Mang thai nhiều lần
- Rối loạn mô liên kết bẩm sinh
- Rối loạn mạng lưới collagen.
Dấu hiệu bà bầu bị sa tử cung
Phụ nữ mang thai bị sa tử cung thường có những dấu hiệu như:
- Cảm giác nặng ở vùng bụng dưới, âm hộ và âm đạo.
- Đau lưng, đau tức bụng.
- Nhịp tim nhanh.
- Hạ huyết áp, choáng váng, chóng mặt.
- Đau tử cung.
- Gặp khó khăn khi đi đại tiện, tiểu tiện.
- Ra khí khi màu trắng loãng hoặc nhầy.Cách làm mực hầm thơm ngon bổ dưỡng
- Chảy máu âm đạo bất thường.
Những tình trạng sa tử cung thường gặp khi mang thai
Các giai đoạn của sa tử cung/sa dạ con:
- Giai đoạn 1: Tử cung bị sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
- Giai đoạn 2: Tử cung bị tụt xuống ngoài âm đạo và khó quan sát thấy bằng mắt.
- Giai đoạn 3: Tử cung tụt hoàn toàn ra ngoài âm đạo có thể nhìn thấy bằng mắt. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, vì rất có khả năng tử cung đã bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ do tử cung không có khả năng tự co lên.
Những tình trạng sa tử cung bà bầu thường gặp:
- Có bầu bị sa tử cung 3 tháng đầu
- Bà bầu bị sa tử cung 3 tháng giữa
- Mang thai bị sa tử cung 3 tháng giữa
- Bầu 7 tháng bị sa dạ con
Cách chữa sa tử cung khi mang thai cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ
Sa tử cung khi mang thai là tình trạng nguy hiểm, do đó khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị sa tử cung, bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ. Chuyên gia y tế sẽ tiến hành xem xét tình trạng cơ thể, yêu cầu bạn cung cấp tiền sử bệnh, nếu cần thiết sẽ tiến hành làm một số kiểm tra hay siêu âm để đưa ra kết luận.
2. Thực hiện các bài tập Kegel
Bài tập Kegel có tác dụng làm co thắt và thư giãn vùng cơ xương chậu, nhằm tăng trương lực cho nhóm cơ của vùng xương chậu. Cụ thể, bài tập Kegel sẽ mang đến những tác dụng như:
- Cơ xương chậu khỏe mạnh, dẻo dai.
- Điều trị bệnh lý sa thành âm đạo.
- Phòng ngừa tình trạng sa tử cung.
- Hiệu quả trong việc giúp cơ âm đạo của người phụ nữ khỏe mạnh. Từ đó, việc sinh nở trở nên dễ dàng và khả năng phục hồi sau khi sinh cũng sẽ nhanh hơn.
3. Nghỉ ngơi và ăn uống dinh dưỡng
Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, không làm việc quá sức và cố gắng giữ tinh thần thoải mái, để hạn chế áp lực lên vùng chậu.
Bên cạnh đó, bà bầu bị sa tử cung hãy bổ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân đối và khoa học, tăng cường chất xơ để tránh táo bón, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Ngoài ra, hãy cố gắng duy trì mức cân nặng ổn định để tránh mất kiểm soát cân nặng, dẫn đến béo phì thì tình trạng sa tử cung sẽ trở nên nặng hơn.
4. Cách phòng ngừa sa tử cung
Biện pháp giúp ngăn ngừa sa tử cung, sa dạ con khi mang thai
- Kiểm tra sức khỏe thai kỳ định kỳ.
- Duy trì cân nặng phù hợp, nếu có dấu hiệu tăng cân quá mức, béo phì thì hãy cố gắng cân bằng lại.
- Tập các bài tập dành cho vùng xương chậu.
- Hạn chế mang vác những vận nặng.
- Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, giữ tinh thần lạc quan.
Bà bầu bị sa tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Nguy cơ sảy thai, vong thai
Khi tử cung tụt xuống âm đạo sẽ khiến cho thai nhi không có không gian để phát triển, dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu. Nguy hiểm này còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu.
2. Sinh non
Bà bầu bị sa tử cung có khả năng sinh non khá cao. thai nhi có thể trôi ra ngay cả khi chưa phát triển toàn thiện. Sinh non làm tăng nguy cơ thai bị chết yểu, bị dị tật, quá trình phát triển sau này cũng bị tác động xấu.
3. Nguy hiểm cho mẹ
Phụ nữ mang thai bị sa tử cung còn có nguy cơ gặp các nguy hiểm khác như:
- Mất khả năng làm mẹ do phải cắt bỏ tử cung (trường hợp bị sa dạ con nặng).
- Gây tử vong cho cả mẹ và bé.
- Ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể: bàng quang, ruột, trực tràng,…
Lưu ý cho bà bầu bị sa tử cung
Bà bầu bị sa tử cung nên làm gì?
- Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường những thức ăn có tác dụng bổ khí, bổ thận như: thịt gà, sơn dược, biển đậu, hạt sen, hạt súng, lươn, chạch, rau hẹ, đại táo, cà rốt, rau cải,…
- Uống nhiều nước.
- Khi ngủ nên kê cao mông.
- Chăm chỉ tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng.
Bà bầu bị sa tử cung nên kiêng gì?
- Hạn chế ngồi lâu, nín hơi nhiều.
- Tránh những động tác đè nén lên bụng như đứng lâu, ngồi lâu hoặc nín hơi.
- Hạn chế đi lại nhiều, làm việc và vận động quá sức.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị sa tử cung phải làm sao? Bà bầu bị sa tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị sa tử cung.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị nhiễm trùng đường hô hấp phải làm sao? Nguyên nhân và lưu ý
- Bà bầu bị đau khớp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị u nang buồng trứng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị stress phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau hông phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau xương mu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp