Bà bầu bị sốt phải làm sao?
Bà bầu bị sốt là bệnh lý thường gặp trong giai đoạn mang thai. Mặc dù là tình trạng thông thường nhưng về một phương diện nào đó, sốt gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu và em bé. Trong đó, bà bầu bị sốt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là phổ biến nhất. Sốt là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi, suy nhược. Sức khỏe mẹ bầu không tốt cũng sẽ đẫn đến sự phát triển thai nhi bị ảnh hưởng.
Bà bầu bị sốt được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc, vệ sinh cá nhân, nơi ở thoáng khí, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giải nhiệt da.
3 nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt
1. Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hố hấp là một trong số nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng,…Nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nhiêm trùng đường hố hấp trên bao gồm các bệnh như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng,…Còn nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể kể đến các bệnh liên quan đến khí quản, ống phế quản, tiếu phế quản hay phổi.
2. Nhiễm vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn Listeria cũng là một trong những tác nhân gây sốt cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn Listeria chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Bà bầu ăn những thức ăn chưa được nấu chín kỹ như xúc xích, lạp xưởng, bít tết, trứng và một số loại rau còn sống hay không được rửa sạch sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.
Một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu nhiễm khuẩn Listeria: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, cảm cúm,…
3. Hệ miễn dịch suy yếu
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều. Nếu không được bảo vệ đúng cách và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hệ miễn dịch ở bà bầu sẽ suy yếu. Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm sẽ làm tăng cơ hội cho các yếu tố bất lợi tấn công cơ thể mẹ bầu.
Dấu hiệu khi bà bầu bị sốt
Bà bầu bị sốt thường có những dấu hiệu như:
Ho
Mệt mỏi
Nóng lạnh trong người
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Buồn nôn, nôn
Chóng mặt
Cơ thể ra mồ hôi
Cảm thấy ớn lạnh
Nghẹt mũi, chảy máu mũi
5 cách trị sốt cho bà bầu
1. Gặp bác sĩ chuyên khoa
Khi phụ nữ mang bầu bị sốt cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Ngoài bản thân mẹ bầu ra, bác sĩ chuyên khoa chính là người hiểu rõ nhất khi nào, lúc nào mẹ cần gì. Đừng vì cho rằng sốt sẽ không gây ảnh hưởng gì lớn mà bỏ qua lời khuyên này nhé. Sốt ở người bình thường có thể không sao, nhưng sốt ở phụ nữ mang thai đôi khi không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động đến thai nhi nữa đấy.
2. Không tự ý sử dụng thuốc
Bà bầu không được tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không kê toa có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều rắc rối như: dị ứng thành phần thuốc, sock thuốc, ngộ độc, tiêu chảy,…
Do đó, bà bầu bị sốt hay bất kỳ tình trạng nào, dù nhẹ hay không nguy hiểm gì cũng không tuyệt đối sử dụng thuốc, nếu mẹ bầu không phải là chuyên gia.
3. Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
Khi phụ nữ mang thai bị sốt, cần phải vệ sinh cá nhân kỹ càng, không tạo điều khiện cho cơ thể ủ bệnh. Môi trường xung quanh cũng cần được đọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ bầu bị sốt tránh mặc đồ quá mong manh hay quá kín đáo, cũng nên tránh những nơi đông người hay những nơi có không gian bí, kín và những nơi có gió lớn.
4. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là cách giúp bà bầu hạ sốt hiệu quả. Các chất dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ bầu trước những tác nhân xấu gây bệnh. Đòng thời cũng loại bỏ những vi khuẩn, vi rút có hại ra khỏi cơ thể.
5. Giải nhiệt da
Khi bị sốt, bà bầu có thể tự hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm. Mẹ bầu hãy lấy một cái khăn sạch, ngâm nước ấm và lau khắp người để giúp giải nhiệt da. Lưu ý lau kỹ các vùng ở cổ, nách, ngực, gáy. Ngoài ra, dùng khăn ấm đắp lên trán trong vòng 5 – 7 phút cũng là cách hiệu quả trong việc hạ sốt cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong giai đoạn mang thai, nếu bà bầu bị sốt 39 độ, sốt cao, sốt kèo dài nếu không chữa trị thì thai nhi có nguy cơ gặp các ảnh hưởng xấu như:
1. Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh hay bất thường bẩm sinh (tên tiếng Anh là congenital disorder) là tên gọi chung của những bệnh có sẵn khi thai nhi được sinh ra. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cứ 33 trẻ sẽ có 1 trẻ có khả năng mắc các bất thường bẩm sinh. Và theo 46 nghiên cứu, phụ nữ có bầu bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng khả năng sinh em bé ra bị sứt miệng, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh,…
2. Nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ
Theo một phân tích vào năm 2018, những ảnh hưởng xấu của bệnh sốt có mối liên quan đến bệnh tự kỷ ở thai nhi. Đặc biệt là ở bà bầu mang thai 3 tháng giữa, khả năng trẻ sinh ra mắc bệnh tự kỷ sẽ cao hơn những giai đoạn khác.
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Ở giai đoạn thai kỹ, mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất của thai nhi. Nên việc mẹ bầu bị sốt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon sẽ khiến thai nhi chịu ảnh hưởng không kém. Có thể hiểu rằng, những gì xảy ra với mẹ cũng là điều diễn ra với bé.
Do đó, bà bầu bị sốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thai nhi sẽ ốm yếu từ trong bụng mẹ, khi sinh ra có khả năng sinh non, sinh nhẹ cân, sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng,…
Lưu ý khi bà bầu bị sốt
1. Bà bầu bị sốt nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị sốt là:
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin như cam, quýt, đu đủ chín, chuối chín,…Trường hợp mẹ không muốn ăn có thể xay nhuyễn dạng sinh tố để uống, nhưng không nên cho thêm đá lạnh nhé.
- Thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, canh, nước hầm từ heo, bò,…
- Rau xanh như mồng tơi, rau cải, tần ô, rau ngót,…
- Uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước sôi để nguội, không nên uống nước lạnh.
2. Bà bầu bị sốt không nên ăn gì
Phụ nữ có bầu bị sốt cần kiêng những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, đồ chiên rán
- Rượu bia
- Nước đá
- Đồ ăn cay nóng
- Nước trà
3. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu
- Mẹ bầu sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài
- Khó thở, thở gấp
- Sốt kèm ho
- Ăn không tiêu, ăn vào là nôn ra lại
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị sốt phải làm sao? Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị sốt.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Danh sách từ khóa bà bầu đặc biệt quan tâm:
- Bà bầu bị sốt rét
- Bà bầu bị sốt 3 tháng cuối
- Bà bầu bị sốt cao
- Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì
- Bà bầu bị sốt đau đầu
Nguồn: Tổng hợp