Bà bầu bị sốt rét phải làm sao?
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của cơ thể thai phụ bị suy yếu. Vì vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu sẽ có tỷ lệ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét rất cao. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị sốt rét phải làm sao?
Bà bầu bị sốt rét được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị sốt rét
Plasmodium chính là loại ký sinh trùng gây nên bệnh sốt rét. Chúng gây nên bệnh truyền nhiễm ở người thông qua ổ chứa trung gian duy nhất là muỗi cái Anophen.
Khi bị muỗi cái Anophen chích, ký sinh trùng thâm nhập vào máu. Từ đó tìm đường vào tế bào gan của bạn và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, kí sinh trùng theo đó thoát ra và xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vờ, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu khác. Do đó, mỗi khi hồng cầu bị kí sinh trùng làm vỡ, bà bầu sẽ có những triệu chứng sốt khác nhau.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị sốt rét
Các triệu chứng của sốt rét thường dễ nhận biết, điển hình như:
Sốt cao và đổ mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh.
Đau cơ.
Vàng da.
Khó chịu.
Buồn nôn.
Nôn mửa.
Tiêu chảy.
Chóng mặt.
Da nhợt nhạt.
Lá lách phình to.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Những tình trạng sốt rét thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị sốt ớn lạnh.
- Bà bầu bị sốt lạnh.
- Bà bầu bị sốt nóng lạnh.
- Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu.
- Bà bầu bị sốt 3 tháng cuối.
Cách điều trị sốt rét cho mẹ bầu

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị sốt rét.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị sốt rét, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Sốt cao và đổ mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh.
- Đau cơ.
- Vàng da.
- Nôn mửa.
- Tiêu chảy.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị sốt rét tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi (không để bị muỗi đốt).
Ăn uống khoa học kết hợp với vận động và nghỉ ngơi hợp hợp lý sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
Bà bầu bị sốt rét có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu được điều trị đúng cách, kịp thời thì bà bầu vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường như những người khỏe mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cả mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí, nguy hiểm đến tính mạng.
Một số biến chứng đối với mẹ bầu:
- Thiếu máu.
- Phù phổi cấp.
- Ức chế miễn dịch.
- Hạ đường huyết.
- Suy thận.
Những nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi:
- Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đến trẻ sơ sinh nhẹ cân và chậm phát triển. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg thường có ít cơ hội sống sót hơn so với các trẻ có cân nặng cao hơn.
- Lây truyền dọc. Bà bầu bị sốt rét có thể khiến nhiễm trùng lây từ mẹ sang con. Vì thế, cần thực hiện việc sàng lọc máu cho trẻ sơ sinh sau khi sinh để chặn đứng bất kỳ biến chứng nhiễm trùng nào.
- Sẩy thai. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1/2 phụ nữ mang thai bị sốt rét có triệu chứng sẩy thai.
Những lưu ý khi bà bầu bị sốt rét
Bà bầu bị sốt rét nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh sốt rét:
- Uống nhiều nước. Khi cơ thể bị mất nước, vi rút có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Việc cung cấp đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ.
- Nên ăn thức ăn lỏng. Các món như: soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.
- Uống nhiều nước hoa quả, sinh tố. Chúng vừa có tác dụng cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… hoặc các loại sinh tố của những thứ quả đó là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt.
- Ăn nhiều rau xanh. Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt khi bạn đang bị sốt.*
- Sữa chua. Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Đây cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt
Bà bầu bị sốt rét không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị sốt rét không nên ăn:
- Uống nhiều nước đá, nước lạnh.
- Uống trà.
- Trứng.
- Mật ong.
- Các loại gia vị cay, đồ ăn cay nóng.
- Các loại chất kích thích.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị sốt rét phải làm sao? Bà bầu bị sốt rét có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị sốt rét trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp