Bà bầu bị sưng phù phải làm sao?
Phù nề hay sưng phù là hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ, có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra vào khoảng cuối thai kỳ hơn do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong bụng, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề. Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày. Vậy bà bầu bị sưng phù phải làm sao?

“Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ”
Những vị trí dễ bị sưng phù khi mang thai
1. Phù bàn chân
9/10 mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng này từ tháng thứ 6-7 trở đi. Nó không gây ra nguy hiểm cho thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu khó chịu trong khi đi lại.
2. Môi sưng
Thay đổi hormone cộng với lượng chất lỏng dự trữ trong cơ thể tăng lên sẽ dễ khiến môi mẹ bầu sưng hơn bình thường.
3. Bầu ngực căng tức
Quá trình cơ thể thay đổi để chuẩn bị cho thai nhi chào đời giúp mẹ có kích cỡ bầu ngực lớn hơn nhưng cũng nhiều khó chịu hơn.
4. Mũi nở to
Một vài mẹ thường có xu hướng mũi to và đỏ hơn khi bước vào 3 tháng mang thai cuối cùng. Quan niệm dân gian cũng cho rằng, mẹ mũi to thường sẽ sinh bé gái
5. Bắp chân thường sưng phù khi mang thai
Mẹ bầu thường có hiện tượng này từ các tháng thứ 6-7 trở đi do cân nặng thai nhi tăng lên. Chân phù thường kèm theo đau nhức đầu gối nên mẹ bầu dễ mất ngủ vào thời gian này.
6. Mặt sưng
Đây thực sự là hiện tượng không mẹ bầu nào mong muốn. Nhưng mẹ hãy chịu khó một chút. Sau sinh con, hiện tượng này sẽ biến mất và mẹ sẽ lại sinh đẹp như xưa.
7. Lợi sưng
Nhiều mẹ sẽ gặp phải tình trạng sưng lợi, chảy máu chân răng nhiều hơn.
8. Giãn tĩnh mạch
Các mạch máu giãn ra thành những vết chằng chịt xanh thẫm trên chân không những trông khó coi mà còn khiến mẹ bầu dễ bị đau nhức.
9. Vùng kín có thể sưng phù
Hiện tượng sưng phồng, đặc biệt là môi trên thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ. Trọng lượng thai nhi tăng dần khiến vùng xương chậu bị đè nén, lượng máu nhiều hơn cũng khiến vùng kín nở ra.
Nguyên nhân của hiện tượng sưng phù thường gặp ở bà bầu
Theo phân tích của các bác sĩ phụ sản, có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sưng phù chân ở mẹ bầu:
1. Những thay đổi trong máu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ đẩy mạnh khả năng sản xuất máu. Lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50% bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.
2. Sự cản trở máu trở về tim
Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong bụng. Điều này tạo lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim.
3. Rối loạn nội tiết
Nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.
4. Nguyên nhân khác gây sưng phù khi mang thai
Một số nguyên nhân gây phù chân khác ở bà bầu như: Do đứng lâu, giày dép không phù hợp, chế độ ăn ít kali, tiêu thụ nhiều caffeine, ăn nhiều natri (muối), làm việc quá sức, thời tiết nóng bức
Những trường hợp sưng phù bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị phù chân sớm
- Bà bầu bị phù chân tháng thứ 4
- Mang thai tuần bao nhiều thì bị phù chân
- Có thai mặt bị sưng
- Bà bầu bị sưng mặt
- Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không
- Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không
Dấu hiệu nguy hiểm khi bà bầu bị sưng phù
Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị phù chân trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật. Khi bị phù chân tiền sản giật thì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé. Do đó, sưng phù khi mang thai kèm các dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra:
- Chân, tay, mặt sưng lên một cách bất ngờ.
- Thai phụ bị đau đầu dữ dội.
- Thường nhìn mọi thứ xung quanh bị nhòe, chói. Đôi khi bà bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống và mẹ bị cao huyết áp trong thai kỳ.
- Bị đau ở các xương sườn.
- Có triệu chứng nôn mửa.
Ngoài ra, nếu một trong hai chân bị phù nhiều hơn chân còn lại và cảm thấy đau ở bắp chân cũng như đùi, bà bầu nên đến gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của hình thành máu đông.
Cách làm giảm sưng phù khi mang thai
- Hạn chế đứng quá lâu. Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân. Khi nằm nên kê cao chân bằng gối.
- Thường xuyên mát xa, tập thể dục bàn chân: uốn cong, duỗi chân lên xuống 30 lần, xoay chân theo hình tròn 8 lần theo một chiều và 8 lần theo chiều ngược lại.
- Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
- Không mặc quần áo bó sát
- Hạn chế đeo tất, nhất là những loại tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân, bắp chân
- Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng
- Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể thư giãn, tuần hoàn máu được tốt hơn
- Cố gắng giữ mát cho cơ thể trong điều kiện thời tiết oi bức.
Bà bầu bị sưng phù có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hiện tượng sưng phù khi mang thai thường không gây hại nhiều đến sức khỏe mẹ bầu và em bé. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé chào đời. Tuy nhiên, sưng phù không gây ra đau đớn bên ngoài nhưng vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ đang mang thai, cụ thể là: Gây áp lực làm việc lớn hơn cho thận. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước cho thai nhi. Ngoài ra, trong các trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến tiền sản giật dễ dẫn đến suy thai, sinh non và những biến chứng khi sinh non.
Lưu ý cho bà bầu bị sưng phù
- Hạn chế ăn mặn, giảm bớt lượng muối, đương. Ưu tiên cho các món thanh đạm.
- Nếu nguyên nhân gây sưng phù là do thiếu Kali thì hãy bổ sung những thực phẩm giàu kali như cải bó xôi, nước cam, dưa hấu, chuối, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thịt hộp, vì trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đây cũng là yếu tố dễ gây phù nề.
- Giảm sử dụng cafein. Cafein trong cà phê, trà có xu hướng gây giữ nước.
- Nên uống nhiều nước, nên uống 10 cốc nước mỗi ngày (tương ứng 2,4 lít nước)
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị sưng phù phải làm sao? Bà bầu bị sưng phù có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị sưng phù.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp