Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch phải làm sao?
Bị suy giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Khoảng 20-50% mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng suy giãn tĩnh mạch, nhất là giai đoạn càng về cuối thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, những đường gân nổi chi chít trên da cũng là nguyên nhân làm mẹ mất tự tin. Ngoài những đường tĩnh mạch nằm chi chít dưới da. Mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch còn cảm thấy đau chân, phù chân, nặng chân. Đặc biệt thường hay mất sức vào cuối ngày. Vậy bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch phải làm sao?
Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và khám định kỳ thường xuyên.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch
Hoóc-môn sinh dục nữ tăng cao khi mang thai là nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch. Sự gia tăng lượng progesterone dẫn đến tình trạng giãn, sưng các tĩnh mạch. Hình thành các tĩnh mạch sợi hay tĩnh mạch mạng nhện.
Lượng máu trong hệ tĩnh mạch chiến 65-75% tổng lượng máu của cơ thể. Nhưng trong suốt thời gian thai nghén thể tích lượng máu tăng lên từ 20-30% làm cho các tĩnh mạch bị giãn ra.
Một phần do tử cung chèn ép vào tĩnh mạch cũng làm tăng áp lực tĩnh mạch gấp 2-3 lần bình thường. Việc giảm dần vận tốc dòng máu tĩnh mạch trong thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn.
Khả năng bị suy giãn tĩnh mạch sẽ cao hơn khi có người thân trong gia đình đã mắc phải căn bệnh này. Theo nghiên cứu, tỉ lệ bị bệnh sẽ tăng lên trong những lần sinh con tiếp theo.
Việc mang song thai, đa thai cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Một phần do áp lực của tử cung khi mang thai, một phần do lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao.
Ngoài ra, hiện tượng tăng đông sinh lý trong quá trình mang thai thường bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng thứ 2. Kéo dài suốt thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, xuất hiện huyết khối.
Những tình trạng bị suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:
- Ở những tháng đầu thai kì,mẹ bầu thường xuyên cảm thấy nặng chân, mỏi chân, tê chân, châm chích như kiến bò dưới da.
- Chuột rút ( xuất hiện nhiều nhất về đêm).
- Gân xanh hoặc đỏ với kích thước lớn nhỏ nổi cộm theo từng vùng dưới da.
- Khi đến những tháng cuối thai kì, mẹ bầu sẽ thấy chân sưng phù ( đặc biệt ở vùng mắt cá chân).
- Thỉnh thoảng cảm thấy ngứa ở vùng chân, da bắt đầu sậm màu.
- Đau, sưng phù ở vùng âm hộ do tĩnh mạch bị giãn ra, và có thể mắc bệnh trĩ.
Cách chăm sóc cho bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch
Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất:
- Khi có thai, mẹ bầu cần hạn chế tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu. Nhằm tránh gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn, máu khó lưu thông.
- Mẹ nên thường xuyên đi bộ thong thả vào buổi sáng và buổi chiều. Việc làm này không chỉ giúp mẹ giảm được nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch mà còn giúp cơ thể tránh được mệt mỏi trong thời gian thai nghén.
- Cần tránh những hoạt động quá sức. Không nên mang vác đồ nặng để tránh gia tăng áp lực lên các mạch máu.
- Luôn ngồi ở tư thế thoải mái, tuyệt đối không bắt chéo chân gây dồn ép lên tĩnh mạch. Trong khi ngủ mẹ nên kê cao chân khoảng 15-20cm giúp cho việc lưu thông trong tĩnh mạch diễn ra thuận lợi hơn.
- Trong trường hợp mẹ bị giãn tĩnh mạch một bên chân hay âm hộ thì hãy nằm nghiêng sang bên không bị giãn.
- Nên chọn mặc những bộ quần áo rộng rãi, có độ co giãn tốt vì chúng sẽ giúp tránh gây áp lực lên tử cung, vùng bụng cũng như các cơ ở chân.
Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng thai kỳ khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối. Khi cơ thể mẹ trở nên “nặng nề” hơn. Nhìn có vẻ đáng sợ nhưng triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có thể tự khỏi sau khi sinh vài tháng. Trong nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch có thể trở nên xơ cứng, có màu đỏ và đau nhức. Đôi khi còn hình thành một số cục máu đông được gọi là huyết khối. Huyết khối này xuất hiện có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, vì vậy mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu này.
Một số lưu ý cho bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch
Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?
1. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày: hạt chia và hạt lanh(chứa nhiều omega-3), các loại rau, các loại đậu(đậu cô que, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, đậu Hà Lan), Bí đỏ, đậu bắp, cà rốt, súp lơ, yến mạch, gạo lức,…
- Trái cây: Chuối, đu đủ, lê, bơ,…
2. Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E
- Một số thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, chanh, kiwi, ớt chuông, súp lơ…
- Các thực phẩm giàu vitamin E: rau cải, rau bina, củ cải xanh, cà chua, xoài, đu đủ, củ cải, hạt dẻ, bơ…
Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch không nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:
- Một số gia vị cay, nóng
- Đồ ăn chưa nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều muối
- Đồ uống có nhiều chất kính thích
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch phải làm sao? Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp