Bà bầu bị suy giáp phải làm sao?
Bị suy giáp trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước, dưới của cổ. Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hóc môn giáp trạng, tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể. Hóc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định. Tình trạng giảm nồng độ hóc môn tuyến giáp trong máu sẽ gây ra bệnh suy giáp. Khi đó, chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không phóng thích ra đủ hóc môn tuyến giáp. Vậy bà bầu bị suy giáp phải làm sao?
Bà bầu bị suy giáp là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và khám định kỳ thường xuyên.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị suy giáp
- Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn, hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Bệnh có thể có từ trước khi mang thai hoặc cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên khi có thai.
- Các nguyên nhân gây suy năng tuyến giáp khác có thể là do đã bị cắt tuyến giáp hoặc điều trị iodine phóng xạ, hoặc do đang điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.
- Các trường hợp có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến giáp, người có bướu cổ to, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước, thai phụ trong vùng bị thiếu iodine cần được theo dõi và thăm dò.
Những tình trạng bị suy giáp thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị suy giáp thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:
- Mặt sưng phồng lên, da căng ra.
- Cực kỳ mệt mỏi, mạch chậm.
- Chịu lạnh kém, tập trung kém.
- Tăng cân.
- Đau quặn bụng hoặc khó chịu ở bụng.
- Tăng nồng độ TST và giảm nồng độ T4.
Cách chăm sóc cho mẹ bầu bị suy giáp
Mẹ bầu bị suy giáp nên ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ). Điều này sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
Bà bầu bị suy giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tuyến giáp của thai nhi chỉ được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ, điều này có nghĩa là trong 12 tuần đầu, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormon tuyến giáp từ người mẹ. Do đó nếu mẹ bị suy giáp khi mang thai thì:
- Tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi, Tỷ lệ chết chu sinh xấp xỉ 20%, Các dị tật bẩm sinh tăng 20%.
- Con cũng sẽ bị suy giáp giống người mẹ.
- Hormon tuyến giáp có vai trò đối với sự phát triển bộ não của trẻ, những đứa trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể có những bất thường trầm trọng cả về sự phát triển trí tuệ và thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bánh nhau là nơi truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, do sự bất thường bánh nhau ở người mẹ nên cân nặng của trẻ sẽ nhẹ cân
Một số lưu ý cho bà bầu bị suy giáp
Bà bầu bị suy giáp nên ăn gì?
Mẹ bầu bị suy giáp nên ăn:
- Một chế độ ăn giàu iốt như các loại hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ…), rong biển, tảo biển,
- Các loại rau xanh đậm (rau dền, rau đay, mồng tơi…)
- Bổ sung trái cây tươi, thịt và sữa…
Bà bầu bị suy giáp không nên ăn gì ?
Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:
- Một số gia vị cay, nóng
- Đồ ăn chưa nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều muối
- Đồ uống có nhiều chất kính thích
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị suy giáp phải làm sao? Bà bầu bị suy giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị suy giáp.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp