Bà bầu bị suy nhược khi mang thai phải làm sao?
Suy nhược cơ thể là hiện tượng rối loạn phức tạp dẫn đến mệt mỏi, khó chịu. Lâu ngày bệnh sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, thể chất đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị suy nhược phải làm sao?
Để tránh tình trạng suy nhược cơ thể, bà bầu nên có một lối sống lành mạnh, đi ngủ sớm và đúng giờ; bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi; bổ sung đầy đủ các chất vitamin và khoáng chất cần thiết và tập thể dục mỗi ngày.
Dấu hiệu suy nhược khi mang thai
- Tâm trạng luôn buồn bã, lo lắng, hồi hộp.
- Mất tập trung
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau họng, đau các cơ tay và chân
Những trường hợp suy nhược bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị suy nhược cơ thể
- Chữa nghén nặng khi mang thai
- Mẹo chữa nghén cho bà bầu
- Cách chữa nghén nặng
- Cách giảm nghén 3 tháng đầu
- Uống thuốc chống nghén có ảnh hưởng gì không
- Thuốc chống nghén cho bà bầu
- Cách trị ốm nghén khi mang thai
Nguyên nhân bà bầu bị suy nhược
Những nguyên nhân phổ biến gây suy nhược khi mang thai bao gồm:
1. Di truyền
Suy nhược cơ thể cũng là căn bệnh bắt nguồn từ yếu tố di truyền nếu trong gia đình có người từng bị suy nhược thì thế hệ con cháu cũng không ngoại lệ. Hoặc suy nhược cơ thể gây ra do mẹ bầu có tiền sử bị suy nhược.
2. Tác dụng phụ của thuốc tây
Một số tác dụng phụ ngoài ý muốn của thuốc tây có thể làm cơ thể mệt mỏi, đau cơ. Hiện tượng này nếu kéo dài liên tiếp trong khoảng 3-4 tuần thì mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc chứng suy nhược cơ thể rất cao.
3. Hệ miễn dịch bị suy giảm
Mang thai trong giai đoạn đầu thường bị chứng ốm nghén, không muốn ăn ảnh hưởng đến việc ăn uống không đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nó khiến cho cơ thể bà bầu bị suy giảm hệ miễn dịch rất lớn. Tình trạng này kéo dài trong 3 tháng đầu tiên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe các mẹ bầu, nặng hơn là dẫn đến suy nhược cơ thể.
4. Bị căng thẳng thường xuyên
Một số trường hợp thường xảy ra như: công việc áp lực; vợ chồng không hòa thuận; cơ thể bị mất cân bằng hormone hoặc lo lắng về kinh tế. Nó khiến tâm lí của các bà bầu bị ảnh hưởng rất lớn và có nguy cơ dẫn đến buồn bã, lo lắng.
5. Nguyên nhân khác dẫn đến suy nhược khi mang thai
Ngoài ra, suy nhược cơ thể còn ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác như: Bị chấn thương, mắc bệnh tuyến giáp, bệnh mất ngủ, trầm cảm, v.v…
Phương pháp cải thiện tình trạng bà bầu bị suy nhược cơ thể
Một số mẹo giúp bà bầu cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể là:
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Bà bầu cần có kế hoạch ăn uống khoa học, ăn đúng bữa
- Một số món ăn giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe như: gà ác hầm thuốc bắc, canh mộc nhĩ nấu với giò heo, thịt heo hầm, cháo cà rốt nấu với hạt sen
- Bổ sung một số vitamin A, C, E, nhóm B có trong rau củ quả, omega3 trong các loại cá, quả óc chó, các loại đậu
- Nếu cảm thấy quá trình ăn uống gặp khó khăn thì có thể uống sữa để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng.
- Bà bầu hãy nhớ uống nhiều nước trong ngày
2. Cải thiện công việc để tránh suy nhược khi mang thai
Sức khỏe của bà bầu rất quan trọng vì vậy không nên tập trung quá nhiều vào công việc để gây áp lực. Thay vào đó hãy chọn những công việc nhẹ, đơn giản ít suy nghĩ để làm và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
3. Ngủ đúng giờ, đúng giấc
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ giấc ( buổi tối từ 21h00- 5h00 sáng, buổi trưa trong khoảng thời gian 30phút- 1 tiếng) sẽ giúp cho cơ thể luôn trong trạng thái ổn định.
4. Giữ tinh thần luôn thoải mái
Tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng, lo âu sẽ giúp bà bầu thoát được ám ảnh từ tâm lí ( nguyên nhân gây bệnh suy nhược cơ thể). Bởi vì tâm lí thường xuyên bị căng thẳng, áp lực nặng có thể dẫn đến sảy thai.
5. Tập thể dục điều đặn mỗi ngày
Nên dành khoảng thời gian từ 30-40 phút để luyện tập một số bài tập thể dục nhẹ từ yoga giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn và sự phát triển của thai nhi tốt hơn.
Bà bầu bị suy nhược có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Suy nhược cơ thể khiến sức khỏe của mẹ bầu trở nên yếu hơn, ảnh hưởng đến vị giác và có thể dẫn đến cơ thể mẹ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Thai nhi không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì cơ thể không được phát triển toàn diện, tăng nguy cơ suy thai, sẩy thai, trẻ khi sinh ra bé sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh còi xương, dị tật.
Lưu ý cho bà bầu bị suy nhược
- Nếu mọi biện pháp tại nhà vẫn không khiến cho bệnh ngày càng trở nên tốt hơn mà còn kèm theo các triệu chứng bất thường như: ho, cảm thấy nói khó, mệt mỏi khi mở miệng, ăn uống vướng víu, bị nghẹn, nôn mửa; Bà bầu cần ngay lập tức hãy đến bệnh viện để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với những trường hợp lo lắng căng thẳng quá mức mẹ bầu nên gặp bác sĩ tư vấn tâm lý để nói chuyện. Bác sĩ sẽ giúp mẹ tìm ra cách giải quyết, đồng thời giúp mẹ trở nên bình tĩnh hơn và kiểm soát được hành vi của bản thân.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị suy nhược phải làm sao? Bà bầu bị suy nhược có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị suy nhược.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp