Bà bầu bị tăng huyết áp phải làm sao?
Bị tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Tăng huyết áp thai kỳ là một dạng cao huyết áp xảy ra ở các mẹ bầu. Theo các chuyên gia thống kê, khoảng 6% trường hợp phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, một dạng khác của bệnh lý này là cao huyết áp mãn tính có thể xuất hiện trước khi quá trình mang thai bắt đầu. Vậy bà bầu bị tăng huyết áp phải làm sao?
Phụ nữ có bầu bị tăng huyết áp là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên có ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tăng huyết áp
Theo các chuyên gia, đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ. Một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này bao gồm:
- Cao huyết áp mãn tính
- Bệnh thận
- Bệnh tiểu đường
- Tăng huyết áp trong lần mang thai trước
- Phụ nữ mang thai lớn hơn 40 tuổi hoặc trẻ hơn 20 tuổi
- Bào thai sinh đôi hoặc sinh ba
Những tình trạng bị tăng huyết áp thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị tăng huyết áp thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:
- Cao huyết áp
- Không có hoặc có protein niệu trong nước tiểu (dùng để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
- Chứng phù thũng
- Tăng cân đột ngột
- Thị giác yếu đi: tầm nhìn thường xuyên bị nhòe hoặc nhìn đôi
- Buồn nôn
- Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh khu vực dạ dày
- Đi tiểu ít
- Chức năng gan hoặc thận có vấn đề
Cách chăm sóc cho bà bầu bị tăng huyết áp
Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị tăng huyết áp hiệu quả nhất:
- Mẹ bị tăng huyết áp từ trước, trước khi có ý định có thai nên báo cho bác sỹ điều trị biết. Bác sĩ sẽ thay đổi thuốc huyết áp phù hợp cho người mang thai
- Dùng thuốc điều trị huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Ngoài chế độ ăn riêng dành trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu bị tăng huyết áp nên chú ý ăn nhạt hơn, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng để giữ huyết áp ổn định. Đặc biệt nên tránh tuyệt đối rượu và thuốc lá.
- Cần thăm khám đều đặn, định kỳ và đo huyết áp mỗi lần thăm khám.
- Khi có những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân, tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên thì cần đi khám ngay lập tức
Bà bầu bị tăng huyết áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tăng huyết áp sẽ làm tăng lực tác động lên thành mạch máu. Điều này có thể gây cản trở lưu lượng máu đến nhiều hệ thống cơ quan khác nhau ở người mẹ bao gồm gan, thận, não, tử cung và nhau thai.
Những tình trạng có khả năng phát triển như biến chứng của tăng huyết áp thai kỳ nghiêm trọng (chỉ số đo huyết áp cao hơn 160/110mmHg). Bong nhau thai (nhau thai tách sớm khỏi thành tử cung gây sảy thai) là một ví dụ điển hình. Tăng huyết áp thai kỳ cũng có thể dẫn đến các vấn đề của thai nhi bao gồm hạn chế phát triển trong tử cung (thai nhi tăng trưởng kém) và thai chết lưu.
Nếu không được điều trị kịp thời, tăng huyết áp thai kỳ nghiêm trọng có thể gây co giật nguy hiểm (sản giật) và thậm chí tử vong cho cả mẹ lẫn thai nhi. Cho nên, mẹ bầu cần theo dõi định kỳ thường xuyên để có hướng khắc phục tốt nhất.
Một số lưu ý cho bà bầu bị tăng huyết áp
Bà bầu bị tăng huyết áp nên ăn gì?
Theo một vài chuyên gia chia sẻ, một số mẹ bầu bị tăng huyết áp nên bổ sung số loại thực phẩm như:
Thực phẩm có nguồn gốc đạm thực vật: như đậu tương hoặc ăn thịt nạc, cá trứng…
Hành tây: duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể người cao huyết áp
Cà chua: rất nhiều vitamin, thanh nhiệt, giải độc và hạ huyết áp
Cần tây: Nước ép cần tây có thể sử dụng điều trị giãn mạch, lợi tiểu, hạ huyết áp
Cà rốt: Món ăn giàu vitamin A này còn có tác dụng mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn máu và ổn định huyết áp khi mang thai
Cải cúc: chứa nhiều axit amin, tinh dầu tốt trí não và chỉ số huyết áp
Các loại hoa quả: chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột, nho, lê, cam, bưởi…
Bà bầu bị tăng huyết áp không nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:
- Các loại trà cũng có hại cho người huyết áp cao.
- Các món ăn có sử dụng gia vị cay nóng.
- Hạn chế nhiều dầu mỡ
- Hạn chế các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị tăng huyết áp phải làm sao? Bà bầu bị tăng huyết áp có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị tăng huyết áp.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp