Bà bầu bị tăng thân nhiệt phải làm sao?
Bị nóng trong người trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Tăng thân nhiệt là một trong những dấu hiệu ban đầu cho thấy mẹ đã “đậu thai” và nhiệt độ cơ thể mẹ bầu sẽ luôn cao hơn người bình thường cho đến khi mẹ sinh em bé. Đây là một biểu hiện sinh lý cơ bản, nhưng mẹ cũng cần phòng tránh tăng thân nhiệt khi mang thai phát sinh các triệu chứng khiến mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai kỳ. Vậy bà bầu bị tăng thân nhiệt phải làm sao?
Mẹ bầu bị tăng thân nhiệt là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ lo âu.
Nguyên nhân bà bầu bị tăng thân nhiệt
Có hai nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng thân nhiệt khi mang thai, đầu tiên là do sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất và thứ hai là do sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác trong cơ thể mẹ bầu.
Cơ thể “tự nhiên” nhận ra bây giờ phải chăm sóc cho cả hai và nó phải hoạt động nhiều hơn. Sự gia tăng hormone cũng là nguyên nhân gây thay đổi nội tiết tố dẫn đến hiệu ứng tương tự như nóng bừng nên tăng nhiệt độ trung bình của cơ thể.
Nhiệt độ của mẹ bầu không tăng quá cao mà chỉ dừng ở mức 0.5 độ C và liên tục như thế trong suốt tháng đầu của thai kỳ. Nếu như không có thai thì thân nhiệt của mẹ sẽ giảm xuống bình thường trong thời kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, không thể loại trừ sự gia tăng thân nhiệt là dấu hiệu của bệnh, nếu như bà bầubị sốt và bắt đầu cảm thấy rất uể oải thì nên tìm đến bác sĩ để theo dõi ngay. Ngoài ra, mẹ bầu bị nóng trong người, hay căng thẳng, thường xuyên sử dụng đồ uống có chứa cafein và thời tiết nóng ẩm đều có thể làm thân nhiệt mẹ tăng cao hơn.
Cách khắc phục cho bà bầu bị tăng thân nhiệt
Cách để hạn chế trước tình trạng này là tạo môi trường thông thoáng giúp cơ thể dễ chịu.
- Không nên xông hơi hay ngâm bồn tắm nước nóng quá lâu.
- Bà bầu nên chọn những bộ quần áo thoáng mát, thích hợp và tập thể dục nơi thoáng đãng.
- Mẹ bầu không nên uống đồ uống có chứa caffeine như cà phê hay trà đậm.
- Hãy uống thật nhiều nước và mẹ bầu cũng nên uống nước trái cây để cung cấp vitamin.
- Tham gia tập luyện yoga, đi bộ để giảm bớt căng thẳng.
- Mẹ bầu cần tránh ăn thức ăn nhiều chất béo hay đồ ngọt để cơ thể được giải nhiệt tốt.
Mẹ cũng cần chú ý trong quá trình mang thai, sức đề kháng sẽ suy giảm ít nhiều nên mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với nơi có dịch bệnh dễ lây nhiễm. Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm sốt, nhiễm virus vì khả năng mẹ bị lây bệnh sẽ rất cao.
Bà bầu bị tăng thân nhiệt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu bà bầu tăng thân nhiệt vượt quá 38 độ C, đây có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng. Dấu hiệu nhận biết là mẹ bầu mệt mỏi, sốt cao… Sốt kèm theo tình trạng đau khớp và phát ban có thể là một dấu hiệu của parvovirus, toxoplasma và cytomegalovirus. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai nhi câm điếc bẩm sinh.
Bà bầu bị tăng thân nhiệt nên ăn gì?
Phụ nữ có thai bị nóng trong người cần bổ sung:
- Uống đầy đủ nước từ 1,5 lít đến 2 lít một ngày
- Nên chọn các loại có vị ngọt ít như dâu, bưởi, cam, quýt, thanh long, kiwi,…
- Một số loại thực phẩm có tác dụng an thần như hạt sen, củ sen…
- Các loại ngũ cốc thô như đậu xanh, đậu đen, bo bo…
- Ưu tiên chọn các loại thịt trắng như cá, đậu hủ, thịt gà, vịt
Bà bầu bị tăng thân nhiệt không nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:
- Một số gia vị cay, nóng
- Những thức ăn nhiều dầu mỡ nên hạn chế như mỡ động vật
- Loại bỏ thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị tăng thân nhiệt phải làm sao? Bà bầu bị tăng thân nhiệt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị tăng thân nhiệt.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp