Bà bầu bị thiếu dinh dưỡng phải làm sao?
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển thai nhi. Bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cho cả mẹ và bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì cuộc sống bận rộn, nhiều mẹ bầu ăn uống thiếu dưỡng chất gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu bị thiếu dinh dưỡng phải làm sao?
Chế độ dưỡng chất cho bà bầu rất quan trọng, dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé yêu. Vì vậy mẹ bầu cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ để có được thực đơn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Dấu hiệu bà bầu bị thiếu dinh dưỡng
Bà bầu bị thiếu chất sắt
- Da tái xanh, mệt mỏi khi mang thai bất thường, đặc biệt là về chiều
- Không có khả năng chịu đựng như bình thường
- Cảm thấy bực tức, khó chịu, cơ thể dễ nhiễm bệnh
- Cảm thấy khó thở
- Hoa mắt chóng mặt, nặng có thể bị ngất
- Niêm mạc nhợt nhạt
- Một số phụ nữ mang thai nếu thiếu sắt quá nặng thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn
Bà bầu bị thiếu Canxi
- Khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ không sâu hoặc khó đi vào giấc ngủ
- Răng vàng, móng tay dễ gãy
- Tê bì chân tay, chuột rút
- Đau mỏi lưng
- Loãng xương
Các chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung
Ở từng giai đoạn của thai kỳ sẽ cần những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, bổ sung các chất dinh dưỡng phải phù hợp, đủ liều lượng tránh bổ sung quá nhiều gây thừa chất dinh dưỡng đó.
Mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất chủ yếu sau đây:
1. Bổ sung canxi
Canxi giúp thai nhi hình thành và xây dựng hệ xương, răng chắc, tốt nhất. Ngoài ra canxi còn tham gia vào quá trình tuần hoàn, vận động và truyền dẫn thần kinh.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ cần bổ sung lượng canxi nhiều hơn. Hàm lượng canxi cần bổ sung khi mang thai là: 1200mg/ngày.
Thực phẩm giàu canxi như: Sữa, phô mai, cải xoăn, các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, các loại đậu
2. Bổ sung chất sắt
Chất sắt có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy, gia tăng lượng máu mà cơ thể cần thiết.
Ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2 trở đi, mẹ bầu nên bổ sung chất sắt cho cơ thể nhiều hơn. Theo các chuyên gia, để đảm bảo lượng sắt cần cung cấp hàng ngày sẽ tăng khoảng 10-15mg/ngày, tương đương với tổng lượng sắt cần nạp sẽ rơi vào khoảng 36-40mg/ngày
Sắt có nhiều trong các thức ăn như: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, các loại hạt, bột yến mạch, bí ngô, lòng đỏ trứng gà
Lưu ý: Thuốc sắt nên uống vào lúc đói và không uống, ăn cùng các thực phẩm giàu canxi.
3. Bổ sung protein (chất đạm)
Protein rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của mô bào thai, bao gồm cả não. Protein cũng giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, gia tăng sản sinh lượng máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Ở tháng thứ 3 trở lên mẹ cần ăn nhiều các loại động vật giàu protein.
Các thực phẩm giàu protein bao gồm cua, tôm, cá
4. Bổ sung Folate (axit folic)
Axit folic (vitamin B9) là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và lớn lên của thai nhi. Dưỡng chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, tăng cường hệ miễn dịch.
Thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều thành phần B9. Khi mang thai, mẹ bầu cần 600 đến 800 microgram folate.
Các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất vitamin B9 như: chuối, các loại hạt, rau cải xanh, sữa
5. Bổ sung DHA
DHA có tác dụng bảo vệ bà mẹ trước những biến chứng liên quan đến thai kỳ, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng cho bầu bầu 3 tháng đầu nên ăn nhiều các thực phẩm giàu DHA như cá hồi, lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ, các loại hạt
6. Bổ sung các loại vitamin
Các loại vitamin A, D, C, E, K… rất cần thiết với mẹ bầu. Đây là các chất dinh dưỡng làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, đủ cân, phát triển não bộ ở thai nhi
Các loại thực phẩm giàu vitamin như: Cà rốt, bí ngô, cà chua, cam, quýt, thanh long, bưởi
7. Bổ sung lipid
Lipid có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể, bảo vệ thai nhi trước những tác động từ bên ngoài, giúp thai nhi ổn định, phát triển tốt hơn.
Lipid có nhiều trong mỡ động vật, dầu oliu, dầu cá, rau xanh, các loại hạt, cá thu, cá hồi
Những trường hợp thiếu dinh dưỡng bà bầu thường quan tâm
- Dấu hiệu bà bầu thiếu chất
- Chế độ dinh dưỡng cho thai nhi suy dinh dưỡng
- Mẹ bầu bị thiếu cân
- Cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai
- Thai bị suy dinh dưỡng nên ăn gì
- Dinh dưỡng cho bà bầu
- Thai bị thiếu cân
- Thực đơn cho bà bầu
Bà bầu bị thiếu dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thai chết lưu
Nếu phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bà bầu bị thiếu dinh dưỡng khiến trẻ nhẹ cân
Bà bầu có chế độ dinh dưỡng kém nhiều khả năng sẽ sinh ra em bé nhẹ cân. Đa số trẻ nhẹ cân có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính, thậm chí gây tử vong khi còn rất nhỏ.
Tăng trưởng không đầy đủ
Chế độ ăn không đúng cách hoặc thiếu vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi có thể làm em bé phát triển chậm vì sự thiếu hụt nguồn lực từ trong cơ thể của bà mẹ.
Bà bầu bị thiếu dinh dưỡng khiến sinh non
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn có thể khiến thai nhi bị sinh non, em bé thiếu nhiều dưỡng chất và calo.
Thiếu canxi
Đây là dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, nếu bạn không nhận đủ lượng canxi, em bé sẽ lấy nó từ răng và xương của bạn. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp, loãng xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Khuyết tật ống thần kinh
Axit folic là dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự thiếu hụt axit folic có thể gây dị tật bẩm sinh trong ống thần kinh. Ngoài ra, những bà bầu có lượng axit folic thấp nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với bình thường.
Lưu ý cho bà bầu bị thiếu dinh dưỡng
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu:
Không ăn những thực phẩm gây hại
Những thực phẩm gây hại, chứa nhiều độc tố như: Đồ sống, thực phẩm ôi thiu, dễ gây co thắt tử cung, chứa cồn, cafein, hàm lượng thủy ngân cao, sữa chưa tiệt trùng
Không ăn kiêng, giảm cân
Tùy theo tình trạng dinh dưỡng căn cứ vào chỉ số khối cơ thể: BMI trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg.
Ăn nhiều, chia thành nhiều bữa ăn
Ở tam nguyệt cá thứ nhất mẹ sẽ rơi vào trạng thái ốm nghén, không ăn được nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, các mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhẹ vào các nửa buổi trong ngày và tránh ăn đồ chiên xào, mùi nồng nặc.
Ở tam nguyệt cá thứ 2 và thứ 3, tình trạng ốm nghén đã chấm dứt vì vậy mẹ cần ăn nhiều hơn, bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất sắt, canxi, protein, lipid, vitamin mà cơ thể cần thiết.
Tăng cân theo tuổi thai
Mẹ và thai nhi phải trong mức độ dưới đây mới đảm bảo sức khỏe tốt và thai nhi phát triển:
- 3 tháng đầu (quý I): Mẹ tăng 1kg và thai nhi phải đạt 100 gram.
- 3 tháng giữa (quý II): Mẹ tăng 4 – 5 kg, thai nhi đạt 1kg.
- 3 tháng cuối (quý III): Mẹ tăng 5 – 6kg, thai nhi đạt 3kg.
Tổng trong 9 tháng thai kỳ mẹ phải tăng từ 10 – 12kg thì mới bình thường và ổn định.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thiếu dinh dưỡng phải làm sao? Bà bầu bị thiếu dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp