Bà bầu bị thiếu máu phải làm sao?
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Điều này dẫn đến việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bị giảm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, có đến 50% phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai, và đa số thiếu máu ở bà bầu là do thiếu sắt. Mặc dù tình trạng mẹ bầu bị thiếu máu khá phổ biến nhưng hậu quả của nó lại không thể xem thường. Vậy bà bầu bị thiếu máu phải làm sao?
Bà bầu bị thiếu máu được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị thiếu máu
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Phụ nữ trước khi mang thai đều bị mất một lượng máu trong kì kinh nguyệt.
- Bé càng phát triển thì nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ càng giảm.
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kém. Chỉ ăn các loại thực phẩm năng lượng thấp hoặc kiêng khem quá đà.
- Nghén nặng, ăn vào là nôn nên sợ ăn, lười ăn.
- 2 lần sinh đẻ quá gần nhau.
- Mang đa thai.
Các dấu hiệu khi bị thiếu máu thai kỳ
Các triệu chứng của thiếu máu thai kỳ thường dễ nhận biết, cụ thể như:
Da tái xanh, uể oải, yếu ớt hơn bình thường.
Nhịp tim bất thường.
Móng giòn.
Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.
Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
Tường xuyên đau đầu, thậm chí xỉu.
Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.
Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn,…
Cách điều trị thiếu máu cho mẹ bầu
Thiếu máu là một căn bệnh thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên, cũng rất nguy hiểm vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị thiếu máu.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Khi phát hiện bản thân bị thiếu máu, các mẹ hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên môn để được điều trị kịp thời, phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị thiếu máu tốt nhất chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ) sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn.
3. Bổ sung sắt và acid folic
Nghiên cứu cho thấy 75% trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt và thiếu acid folic. Ngoài bổ sung bằng thuốc, bổ sung một số thực phẩm giàu sắt, acid folic cũng khá cần thiết. Các thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, súp lơ, dưa vàng,… có thể cung cấp một lượng sắt nhất định cho bà bầu bị thiếu máu.
Bà bầu bị thiếu máu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Hầu hết các bệnh nhân thiếu máu có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp thiếu máu trầm trọng, không được kiểm soát tốt, sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm.
Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ.
Hơn thế nữa, mẹ thiếu máu dễ sinh con thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai và tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Đặc biệt, con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn những đứa trẻ khác.
Những lưu ý khi bà bầu bị thiếu máu
Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh thiếu máu:
- Các loại thịt có màu đỏ. Ví dụ như thịt bò, thịt lợn nạc, gan động vật ( lợn, gà, vịt..)
- Rau quả tươi. gồm rau cải xoong, cải xoăn,súp lơ, quả mâm xôi, đu đủ, chuối.
- Các loại đậu như: đậu lima, đậu xanh, đậu Hà Lan,…
- Bánh mì và men lúa mì nguyên chất men.
- Bánh mì trắng, mì ống, gạo và ngũ cốc làm giàu sắt.
- Ngoài ra lượng sắt lớn chứa trong cá hồi, tôm, cá rô phi, cá ngừ, trứng,…
- Bổ sung vitamin B9, B12.
- Vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt của mẹ bầu.
Bà bầu bị thiếu máu không nên ăn gì?
Các mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm làm cản trở quá trình hấp thu sắt:
- Thực phẩm chứa nhiều canxi.
- Trà xanh.
- Cafe.
- Rượu vang.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị thiếu máu phải làm sao? Bà bầu bị thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi thiếu máu trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
- Thực đơn cho bà bầu thiếu máu
- Bà bầu thiếu máu nên ăn uống gì
- Bà bầu thiếu máu có sao không
- Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp