Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao?
Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh khá nhiều người gặp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều đáng ngại, nhiều người chủ quan cho rằng đây chỉ là những cơn đau bình thường trong thai kỳ mà không biết mình bị thoát vị đĩa đệm. Vậy bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao?
Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm cần trị bệnh càng sớm càng tốt cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng của bản thân trước khi mang thai.
Triệu chứng bà bầu bị thoát vị đĩa đệm
- Đau nhức vai gáy và vùng thắt lưng; đau tại chỗ hoặc lan ra nhiều các bộ phận trên cơ thể như vùng hông, đau từ mông kéo xuống đùi, chân, bắp chân, bàn chân; đau đầu, cánh tay, bàn tay
- Cơn đau hay tái phát, lúc đau âm ỉ lúc đau dữ dội như kim châm; đau nhiều hơn khi ho và hắt hơi
- Cảm giác chân tay bị tê, ngứa ran như kiến bò, kim châm; thỉnh thoảng bị căng cơ, chuột rút
- Ngồi lâu, đứng lâu khiến cơn đau trở nên trầm trọng, khó chịu
- Việc cử động tay, chân, cầm nắm đồ vật, di chuyển đi lại khó khăn hơn
- Rối loạn vận động, rối loạn dây thần kinh thực vật
- Chức năng tình dục suy giảm
- Đau mỏi khắp người, mất ngủ, chán ăn; sức khỏe giảm sút
Những trường hợp thoát vị đĩa đệm bà bầu thường quan tâm
- Thoát vị đĩa đệm với bà bầu
- Có mẹ đã từng mang bầu mà bị thoát vị đĩa đệm không
- Thoát vị đĩa đệm phụ nữ mang thai
- Bị thoát vị đĩa đệm có sinh thường được không
- Chữa thoát vị đĩa đệm cho bà bầu
- Thoát vị đĩa đệm mang thai được không
- Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý
- Bị thoát vị đĩa đệm có sinh con được không
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có hại không?
Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau buốt cột sống khi vận động ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra mẹ bầu còn phải đối mặt với nguy cơ rối loạn cảm giác, teo cơ, thậm chí liệt hoàn toàn.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị thoát vị đĩa đệm
Những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm khi mang thai:
Thay đổi hormone
Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đều có sự thay đổi để thích nghi với sự tăng trưởng của thai nhi. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.
Tăng cân trong thai kỳ
Quá trình tăng cân của mẹ bầu diễn ra rất nhanh, làm tăng gánh nặng lên cột sống; nhất là phần lưng. Tất cả những thay đổi này có tác động đến đĩa đệm giữa hai đốt sống, làm tăng nguy cơ đẩy nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Đứng sai tư thế gây thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Trên thực tế có khá nhiều bà bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngực, cố gồng người về phía sau. Chính thói quen này đã tạo nên áp lực cho phần thắt lưng, cấu trúc cột sống dễ bị lệch, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cho bà bầu
Mẹ bầu không nên cố gắng chịu đựng trong suốt thai kỳ, mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Theo nghiên cứu cho thấy, trị liệu thần kinh cột sống được chứng minh an toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi khi được chữa trị bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên môn cao. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp điều chỉnh sự cân bằng xương chậu để quá trình sinh dễ dàng hơn.
Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, căn bệnh này khiến các chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu lại không thể dùng thuốc giảm đau vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy trên thực tế có không ít bà bầu thường xuyên mất ngủ vì phải gánh chịu cơn đau, cơ thể trở nên mệt mỏi. Những căng thẳng này kéo dài sẽ có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai, thậm chí là sảy thai.
Lưu ý cho bà bầu khi bị thoát vị đĩa đệm
Mẹ bầu nên thường xuyên luyện tập thể dục, tăng cường vận động; nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ, bơi lội vừa sức.
Bổ sung chất cần thiết vào chế độ ăn như Canxi, vitamin D, các loại vitamin và khoáng chất khác. Các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng như là:
- Các loại cá: Cá thu, cá nục, cá hồi, cá ngừ,v.v…
- Các loại rau: Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng lớn nhất là các loại rau có màu xanh đậm.
- Các loại thực phẩm khác: Nấm, nước hầm xương, các chế phẩm từ sữa, trứng, sữa, gạo lứt,v.v…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thoát vị đĩa đệm làm sao? Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị gò cứng bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị xuất huyết tử cung phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị dễ khóc phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rối loạn lo âu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị căng tức ngực phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị Corona phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị uốn ván phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp