Bà bầu bị thừa cân phải làm sao?
Thừa cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 25 – 29,9. Béo phì là tình trạng xảy ra khi chỉ số BMI từ 30 trở lên. Thừa cân có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, nếu dẫn đến béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy bà bầu bị thừa cân phải làm sao?
Mặc dù thừa cân khi mang thai có dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu không nên uống thuốc giảm cân một cách tùy tiện nếu không có chỉ thị của bác sĩ. Mẹ bầu hãy tuân thủ theo chế độ ăn kiêng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Ảnh hưởng của thừa cân khi mang thai
Thừa cân khi mang thai khiến bà bầu có nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe:
Tiểu đường thai kỳ
Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn trong tương lai, và tình trạng này có thể di truyền sang em bé.
Tiền sản giật
Rối loạn liên quan đến cao huyết áp, xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người phụ nữ. Tiền sản giật gây suy thận, suy gan và có thể dẫn đến co giật và đột quỵ.
Ngưng thở khi ngủ
Tình trạng ngưng thở trong thời gian ngắn trong lúc ngủ có liên quan đến thừa cân. Khi mang thai, ngưng thở khi ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi.
Phương pháp kiểm soát cân nặng khi mang thai
Giảm cân trước khi mang thai là cách tốt nhất để tránh nguy cơ mắc các vấn đề do béo phì gây ra. Ngay cả khi chỉ giảm một lượng nhỏ cân nặng (5 – 7% trọng lượng hiện tại) cũng sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể của mẹ và thai nhi
1. Tập thể dục để tránh thừa cân khi mang thai
Phụ nữ mang thai cần phải duy trì các bài tập thể dục vừa phải. Tuy nhiên, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để lên kế hoạch tập luyện an toàn. Đi bộ là một lựa chọn tốt nếu bà bầu mới bắt đầu tập thể dục. Ngoài ra, bơi lội cũng là một bài tập rất tốt cho phụ nữ mang thai.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Việc bổ sung thức ăn hàng ngày cần phải hợp lý và có chừng mực để cân nặng của cơ thể không tăng quá nhiều. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bà bầu cần bổ sung trung bình 300 calo mỗi ngày, bằng với lượng calo có trong một ly sữa tách béo và một nửa bánh sandwich.
3. Trao đổi với bác sĩ
Mẹ bầu bị thừa cân cần phải thăm khám bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng, để có kế hoạch chăm sóc đặc biệt. Theo đó, bà bầu cần được giám sát kỹ các chỉ số như đường huyết, huyết áp, chức năng gan, chức năng thận trong suốt thời kỳ mang thai. Mục tiêu làm sao duy trì các chỉ số này luôn nằm trong giới hạn bình thường để tránh xảy ra những biến chứng khác.
Bà bầu bị thừa cân có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ bị thừa cân có tỷ lệ bị sảy thai tăng cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Thai nhi sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, nhiều mỡ trong cơ thể có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện một số vấn đề của bé.Nguy hiểm hơn, các biến chứng liên quan đến béo phì khi mang thai chẳng hạn như tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
Lưu ý cho bà bầu bị thừa cân
1. Những điều bà bầu bị thừa cân nên làm
- Việc ăn sáng càng cần được chú trọng hơn
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Protein, chất béo, chất xơ, trái cây
- Bữa tối mẹ bầu nên ăn ít lại vì buổi tối bộ máy tiêu hóa ít hoạt động hơn
- Bổ sung qua các thực phẩm giàu Axit folic: Súp lơ, măng tây, dưa vàng, trứng, rau Bina
- Sử dụng sữa ít béo hoặc dùng sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hoặc yến mạch
- Phải vận động ít nhất 3 lần/tuần
- Phải uống vitamin để bổ sung thêm cho con
2. Những điều bà bầu bị thừa cân không nên làm
- Giảm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường
- Giảm dầu trong thức ăn nếu có thể
- Hạn chế ăn các món mặn
- Cơm không được vượt quá 3 chén/ngày
- Tuyệt đối không được bỏ đói cơ thể và cắt giảm Protein
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thừa cân phải làm sao? Bà bầu bị thừa cân có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thừa cân.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp