Bà bầu bị thương hàn phải làm sao?
Thương hàn là sự nhiễm khuẩn Salmonella ở bao tử và ruột. Bệnh này tương tự như viêm dạ dày. Phần lớn mẹ bầu bị nhiễm trùng nhẹ sẽ khỏe hơn sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Vậy bà bầu bị thương hàn phải làm sao?
Nên gọi cho bác sĩ nếu bà bầu bị mất nước (da nhăn, khô và nước tiểu ít, sẫm màu) hoặc có các triệu chứng kéo dài hơn 48 tiếng như: sốt cao, tiêu chảy nặng, vàng da hoặc mắt.
Triệu chứng bà bầu bị thương hàn
Triệu chứng chính của thương hàn là tiêu chảy. Trong trường hợp nhẹ, đi tiêu có thể có phân lỏng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Triệu chứng này cũng có thể nặng kèm theo tiêu chảy nước sau mỗi 10 hoặc 15 phút. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như máu trong phân, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt và nhức đầu.
Bệnh thương hàn nếu chưa được phát hiện và điều trị sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn; mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 1 tuần, như sau:
Tuần đầu tiên
Ban đầu, sốt tăng từ từ, tương ứng với nhịp tim, có kèm theo nhức đầu và ho; chảy máu mũi (chảy máu cam) và đau bụng.
Tuần thứ 2
Mẹ bầu nằm liệt giường, sốt cao ở mức 40 độ C, nhưng nhịp tim chậm. Mẹ luôn bị mê sảng, li bì, nhưng thỉnh thoảng lại bị kích thích. Khoảng 33% mẹ bầu trên da vùng thấp của ngực và bụng xuất hiện chấm ban hồng. Nghe phổi thấy ran ngáy ở đáy phổi. Bụng mẹ bầu trướng căng và đau ở vùng dưới phải, kèm theo tiếng sôi bụng. Một số người đi tiêu từ 6 – 8 lần/ngày, phân màu xanh lục, mùi đặc trưng. Cũng có nhiều mẹ bầu thương hàn lại bị táo bón.
Tuần thứ 3
Thường xảy ra một số biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, có khi rất trầm trọng; thủng ruột non: là biến chứng rất nặng có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạc lan tỏa; viêm não; gây mủ ở cơ quan khác, viêm túi mật, viêm nội tâm mạc, viêm xương. Thân nhiệt của mẹ bầu tiếp tục tăng và rất ít dao động suốt hơn 24 giờ. Tình trạng mất nước xảy ra sau đó và mẹ bầu mê sảng. Đến cuối tuần thứ 3, mẹ bầu bắt đầu giảm sốt.
Tuần thứ 4
Nếu không bị biến chứng, mẹ bầu sẽ khá dần lên sau một giai đoạn từ 7 – 10 ngày.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị thương hàn
Mẹ bầu có thể bị nhiễm thương hàn do ăn thức ăn nhiễm khuẩn, nhất là trứng, thịt bò, gia cầm; trái cây hoặc uống nước hay sữa nhiễm khuẩn. Thương hàn có thể lây lan từ người sang người khi họ không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh. Thương hàn cũng có thể lây nhiễm sang người từ thú nuôi như rùa và kỳ nhông.
Những trường hợp thương hàn bà bầu thường quan tâm
- Điều trị thương hàn tại nhà
- Sốt thương hàn có nguy hiểm không
- Cách nhân biết bệnh thương hàn
- Bệnh an thương hàn
- Vắc xin phòng bệnh thương hàn
Nguy cơ mắc bệnh thương hàn khi mang thai
Những nguy cơ bà bầu bị mắc bệnh thương hàn:
Những ai thường mắc phải bệnh thương hàn?
Phần lớn mẹ bầu mắc bệnh thương hàn thường sống trong điều kiện môi trường kém, ô nhiễm, nhiễm độc và vi khuẩn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có khả năng mắc thương hàn nếu tiếp xúc gần với những người nhiễm bệnh khác. Hơn nữa, mẹ bầu có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ mắc thương hàn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thương hàn?
- Đi đến hoặc làm việc ở những nơi hoặc khu vực đang có dịch thương hàn
- Làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc tiếp xúc với vi khuẩn salmonella
- Tiếp xúc gần với những người mắc bệnh thương hàn
- Có hệ miễn dịch yếu do điều trị bằng thuốc như corticosteroids hoặc bệnh HIV/AIDS
- Uống nước nhiễm bẩn có chứa khuẩn salmonella
Cách chữa trị thương hàn cho bà bầu
Nhiễm thương hàn nhẹ thường không cần thuốc. Hầu hết bệnh đều tự khỏi trong vòng 24 đến 48 tiếng. Mẹ bầu nên được cách ly hoặc sử dụng nhà tắm riêng và rửa tay sạch.
Nếu bị sốt và nhiễm trùng nặng (sốt thương hàn), mẹ bầu cần phải điều trị thuốc kháng sinh. Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa sự mất nước. Nên tuân thủ chế độ ăn uống kèm theo chất lỏng bao gồm Gatorade hoặc Pedialyte cho đến khi hết chứng tiêu chảy. Những sản phẩm từ sữa có thể làm cho chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý: Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mẹ bầu nghi ngờ bị thương hàn.
Bà bầu bị thương hàn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu nếu không lưu ý mà để bệnh chuyển biến nghiêm trọng; có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất nước, suy nhược. Điều này tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, thiếu nước ối, thai kém phát triển, sinh non,v.v…
Lưu ý cho bà bầu bị thương hàn
- Nấu chín kỹ thức ăn như thịt và gia cầm
- Giữ và bảo quản thức ăn hợp lý
- Chỉ nên uống sữa tiệt trùng
- Chỉ uống nước đóng chai khi đi du lịch
- Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn salmonella hoặc động vật có nguy cơ gây nhiễm trùng như rùa nuôi
- Rửa tay kĩ sau khi đi vệ sinh để tránh làm lây lan bệnh
- Uống nước có chất điện giải (như nước uống cho các hoạt động thể thao) cho đến khi tiêu chảy dứt hẳn
- Ăn chế độ dinh dưỡng nhẹ, nhiều calo sau khi tiêu chảy dứt hẳn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thương hàn phải làm sao? Bà bầu bị thương hàn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thương hàn .
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp