Bà bầu bị trĩ phải làm sao?
Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng khiến những tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sa xuống, viêm và sưng tấy. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra ở bên trong ống hậu môn, mô nâng đỡ chùn xuống, búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn. Trĩ ngoại là khi các khoang tĩnh mạch trĩ ngoài phồng to, búi trĩ được hình thành bên ngoài bao xung quanh hậu môn, bọc ngoài búi trĩ ngoại là da. Chứng bệnh này không chỉ gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt mà còn khiến các mẹ bầu gặp cản trở trong vấn đề sinh nở. Vậy bà bầu bị trĩ phải làm sao?
Bà bầu bị trĩ được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị trĩ
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Chứng táo bón khi mang thai
Bà bầu bị trĩ do táo bón khi mang thai. Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
2. Sự chèn ép của tử cung
Tử cung phát triển trong quá trình mang thai gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
3. Thay đổi nội tiết trong thai kỳ
Sự gia tăng hàm lượng nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến các mẹ bầu dễ bị táo bón.
4. Một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị trĩ
- Thói quen ít vận động cơ thể khi mang thai.
- Quá trình rặn đẻ thường quá 20 phút làm cho các tĩnh mạch, mão mạch bị tác động một lực mạnh, làm bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
- Giãn nở tĩnh mạch khi mang thai do lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu tăng kéo theo sự giãn nở tĩnh mạch ở hậu môn.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị trĩ
Các triệu chứng của bệnh trĩ thường bao gồm:
Xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu.
Búi trĩ sưng to sẽ gây cảm giác nặng và căng tức ở hậu môn.
Ngứa ngáy vùng hậu môn.
Đau và nóng rát khi đi cầu.
Xuất hiện búi trĩ có hình dáng như cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn ( trĩ nội ) hoặc hình thành tại ngay các nếp gấp ở cửa hậu môn ( trĩ ngoại).
Khu vực ảnh hưởng bị ngứa và ẩm ướt do chất dịch từ búi trĩ tiết ra.
Trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống và nằm thường trực ngoài ống hậu môn.
Cách điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu
Trĩ là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị trĩ.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị trĩ, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị trĩ tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý kiến bác sĩ) cộng với việc thường xuyên vận động sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Bà bầu bị trĩ hãy tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm. Nước ấm có tác dụng giảm đau, rát và xoa dịu tâm lý căng thẳng cho bà bầu bị trĩ. Các mẹ có thể ngâm mình trong bồn chứa nước ấm 15-20 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen hai lần một ngày. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm. Đừng mặc đồ lót khi hậu môn còn ẩm ướt bởi đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy dữ dội hơn.
4. Chườm đá lạnh
Mẹ bầu có thể lấy một miếng vải sạch có chất liệu mềm mại và đặt vài viên đá vào đó, nhẹ nhàng áp lên khu vực bị ảnh hưởng. Chườm nước đá rất hiệu quả trong việc giảm ngứa, đau và viêm. Bà bầu bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách này hai đến ba lần một ngày để nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu.
5. Chữa trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá
Thành phần Quercetin và Isoquercetin có trong lá diếp cá được cho là có khả năng làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn cho bà bầu bị trĩ. Ngoài ra, đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên của tinh dầu lá diếp cá sẽ giúp giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ. Bà bầu bị trĩ lấy lá diếp cá tươi đem nấu nước, đổ ra một cái bô sạch và ngồi lên trên xông hậu môn. Khi nước nguội, vớt xác lá diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Hầu hết các bệnh nhân bị trĩ có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng trĩ nặng có thể khiến bà bầu không thể sinh thường mà cần phải mổ. Trường hợp này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.
Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nếu bệnh trĩ khi mang thai có thể ngày càng trở nặng khiến bà bầu có nguy cơ gặp phải một số biến chứng:
- Tâm lý của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, mất ngủ, lo lắng.
- Thiếu máu, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu.
- Viêm nhiễm hậu môn.
- Tắc mạch. Búi trĩ là các đoạn tĩnh mạch bị xung huyết và bị căng giãn quá mức. Khi bị sa ra ngoài hậu môn, chúng dễ dàng gây đông và tụ máu, do hoạt động co thắt của cơ vòng hậu môn. Vì vậy hầu hết bệnh nhân đều phải tiến hành mổ hoặc cắt trĩ để giải phóng khối huyết ra khỏi tĩnh mạch.
Những lưu ý khi bà bầu bị trĩ
Bà bầu bị bệnh trĩ nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh trĩ:
- Uống nhiều nước.
- Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
- Trái cây tươi để bổ sung vitamin.
- Các loại thực phẩm nhuận tràng như: chuối, bưởi, cam quýt,…
- Thực phẩm giàu sắt như: hải sản, gan, bí đỏ, cà chua,…
- Các loại dầu thay thế mỡ như: dầu oliu, dầu lanh, dầu cá.
Bà bầu bị trĩ không nên ăn gì?
Những thực phẩm không nên ăn nếu bị trĩ trong thai kỳ:
- Thực phẩm nhiều muối.
- Các món cay nóng.
- Đồ ngọt.
- Thức ăn giàu chất béo.
- Các loại chất kích thích: bia, rượu,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị trĩ phải làm sao? Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi mắc bệnh trĩ trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
- Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không
- Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi
- Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không
- Bà bầu bị sa búi trĩ phải làm sao
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp