Bà bầu bị u nang buồng trứng phải làm sao?
U nang buồng trứng là những khối u hình thành ở vị trí buồng trứng, bên trong nang chứa chất dịch ở dạng lỏng, nhầy hoặc đặc, tùy dạng u mà hình thành. Phần lớn, các khối u nang buồng trứng đều là khối u lành có thể tự hết. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian mà khối u vẫn còn và có dấu hiệu phát triển, thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới người bệnh. Đặc biệt nếu bị u nang buồng trứng khi mang thai thì phải cực kỳ lưu tâm. Vậy bà bầu bị u nang buồng trứng phải làm sao? Bị u nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không?
Bà bầu bị u nang buồng trứng được khuyên nên đến gặp bác sĩ để có lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái, theo đuổi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.
Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng ở bà bầu
Những nguyên nhân có thể gây ra u nang buồng trứng khi mang thai đó là:
- Có tiền sử bị u nang buồng trứng.
- Phụ nữ đã từng bị xảy thai.
- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
- Suy giảm chức năng tuyến giáp.
- Nhiễm trùng vùng chậu.
Dấu hiệu bà bầu bị u nang buồng trứng
Phụ nữ mang thai bị u nang buồng trứng thường có những dấu hiệu như:
- Xuất huyết âm đạo bất thường
- Đau vùng chậu
- Vùng bụng dưới bị đau tức, cơn đau có thể lan ra sau lưng và hai đùi
- Buồn nôn và nôn
- Chóng mặt, choáng váng
- Cảm giác đau khi giao hợp
- Đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng
- Cảm giác vùng bụng bị đè nén gây áp lực
Những tình trạng bị u nang buồng trứng thường gặp khi mang thai
Khi mang thai có hai loại u nang buồng trứng là nang hoàng thể và nang bệnh lý:
1. Nang hoàng thể (nang cơ năng)
Nang hoàng thể sinh ra là do thay đổi hormone nội tiết khi có thai. Thường sẽ tự mất đi sau 12 – 14 tuần thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nang cơ năng của buồng trứng có nhiệm vụ tiết nội tiết thai kỳ giúp thai phát triển. Đến tuần thứ 12 trở đi, bánh nhau đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng thai nhi, lúc đó nang cơ năng của buồng trứng dần dần biến mất.
2. Nang bệnh lý (nang thực thể)
Nếu đến tuần mang thai thứ 14 – 15 mà vẫn còn nang buồng trứng thì đó là nang bệnh lý. Đối với nang bệnh lý, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh và sự phát triển của thai nhi, sau đó đưa ra quyết định phải phẫu thuật ngay hay chờ đến khi sinh bé xong mới làm.
Cách điều trị u nang buồng trứng cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ
Bà bầu bị chuẩn đoán bị u nang buồng trứng thông qua khám thai định kỳ hoặc qua siêu âm thai. Thông thường, bị u mang buồng trứng khi mang thai là nang lành (nang hoàng thể), hiếm khi gặp nang ác tính (nang bệnh lý). Tuy nhiên, nếu được chuẩn đoán là bị u nang buồng trứng thì mẹ bầu nên có sự theo dõi nghiêm ngặt từ bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh, sức khỏe của mẹ và bé sau đó đưa ra quyết định có làm phẫu thuật cắt bỏ u hay không.
Bà bầu bị u nang buồng trứng cần đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tình trạng sau:
- Đau hông
- Đau bụng bên có nang trứng
- Chướng bụng
- Ra máu bất thường
- Sốt, sốt kéo dài
- Cơ thể nhợt nhạt hoặc thiếu máu
- Choáng váng, ngất xỉu
- Huyết áp không ổn định
2. Giữ tinh thần lạc quan, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học
Kể cả khi bị chuẩn đoán là mắc u nang buồng chứng khi mang thai, bà bầu cũng nên giữ tinh thần thoải mái và lạc quan. Không nên để bản thân phải lo âu, tránh suy nghĩ nhiều, dẫn đến cơ thể mệt mỏi suy nhược thì tình trạng bệnh có thể sẽ nghiêm trọng hơn.
Bà bầu bị u nang buồng trứng hãy có chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học. Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu, các vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Sức đề kháng tốt sẽ giúp cơ thể xây dựng nên một tường rào chắc chắn, chống lại các vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể. Tránh vận động nhiều, làm việc quá sức, tránh thức khuya, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ,..
3. Phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai
Trước khi có kế hoạch mang thai, các mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe để nắm được tình hình của cơ thể hiện tại. Lời khuyên được đưa ra là nên đi khám phụ khoa 6 tháng/lần để chắc chắn rằng sức khỏe vẫn ổn định, hoặc có thể kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh để tiến hành ngăn chặn, điều trị.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa u nang buồng trứng khi mang thai, các mẹ tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc trị bệnh, thuốc phá thai,…để tránh các biến chứng để lại.
Bà bầu bị u nang buồng trứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chèn ép sự phát triển của thai nhi
Bị u nang buồng trứng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, khối u càng phát triển sẽ gây sức ép lên bào thai, khiến cho thai nhi bị thu hẹp không gian phát triển. Tình trạng này được thể hiện rõ nhất vào giai đoạn cuối thai kỳ. Đó cũng là nguyên nhân vì sao có bà bầu gặp tình trạng thai nghén nặng và lâu hơn hoặc bà bầu thường bị chướng bụng, nặng nè, khó chịu ở những ngày cuối thai kỳ.
Nguy cơ sảy thai
Nếu u nang buồng trứng ngày càng phát triển, có thể dẫn đến tình trạng bị vỡ hoặc xoắn lại. U bị vỡ hoặc bị xoắn có thể kéo đến tình trạng sảy thai, đặc biệt là ở những tuần mang thai đầu tiên, khi mà cả mẹ và bé đều đang rất yếu.
Tuy nhiên, không phải lúc nào biến chứng xấu trên đều xảy ra nếu bị u nang buồn trứng khi mang thai. Do đó, kể cả khi mắc phải bệnh lý này, bà bầu cũng đừng nên quá lo lắng tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn, hãy đến gặp và tuần theo lời khuyên về điều trị của chuyên gia.
Lưu ý cho bà bầu bị u nang buồng trứng
Bà bầu bị u nang buồng trứng nên ăn gì?
Bị u nang buồng trứng khi mang thai nên ăn những thực phẩm như:
- Rau xanh: súp lơ xanh, cải bó xôi, rau ngót, rong biển, cà rốt,
- Trái cây giàu viatmin C: cam, quýt, ổi, bưởi,
- Thịt có màu trắng: gà, cá, thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
- Thực phẩm giàu sắt: củ dền, cá, ngũ cốc, các loại đậu, trứng,…
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Thực phẩm giàu Omega-3: cá thu, cá hồi, dầu gan có huyết, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,…
Bà bầu bị u nang buồng trứng không nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai bị u nang buồng trứng không nên ăn uống những thực phẩm sau:
- Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp.
- Thực phẩm chế biến sẵn: dăm bông, xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng,…
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt ngựa, thịt cừu,…
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Thực phẩm nhiều đường: mía, siro, nước ngọt,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị u nang buồng trứng phải làm sao? Bà bầu bị u nang buồng trứng có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị u nang buồng trứng.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị u nang buồng trứng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị stress phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau hông phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau xương mu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau xương sườn phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị hạ đường huyết phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp